Kit Test Việt Á Vợ Nguyễn Xuân Phúc

Kit Test Việt Á Vợ Nguyễn Xuân Phúc

Rộ thông tin vợ chồng Nguyên Thủ Tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đứng sau Việt Á đại án với bộ Kit test Covid 19. Trước đó, dư luận vẫn chưa quên vụ án cháu bé trường Gateway nhưng nhanh chóng bị dập tắt. Được biết, con gái ông thủ tướng có cổ phần công ty mẹ sở hữu trường Gateway. Mới đây, blogger nổi tiếng Người Buôn Gió tiết lộ, vợ chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là trùm cuối Việt Á, mà cụ thể hơn, bà đứng sau làm "phát ngôn viên" của ông Phúc để ra lệnh cho thuộc cấp.

Miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Ông Trần Thanh Phong là người thứ 2 được miễn trách nhiệm hình sự trong đại án kit test Việt Á. Người đầu tiên là ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết nối (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), cho biết miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước.

Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc người phạm tội phải chịu hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.

Miễn trách nhiệm hình sự cho một người sẽ kéo theo hệ quả pháp lý là người đó không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt và không được coi là có án tích. Cũng vì điều này, điều 29 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rất cụ thể các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đặc xá; hoặc khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác đã tự thú, khai rõ sự việc…

Trước đó, vào ngày 5/2, phiên tòa được đưa ra xét xử nhưng đã phải hoãn do một bị cáo trong vụ án vắng mặt.

Phiên tòa ngày mai do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm Chủ tọa phiên tòa.

Tham gia phiên tòa có 1 Kiểm sát viên đại diện VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Có 3 luật sư tham gia phiên tòa bào chữa cho 2 bị cáo trên.

Theo cáo trạng, năm 2020, CDC Hà Nội tổ chức đấu thầu mua 28.300 kit xét nghiệm với tổng số tiền hơn 13 tỉ đồng.

Thời điểm này, bị cáo Trương Quang Việt khi đó là Phó Giám đốc CDC Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng mua sắm, có trách nhiệm chủ trì việc xây dựng, phê duyệt thông số kỹ thuật của kit xét nghiệm COVID-19.

Bị cáo Trương Quang Việt mong muốn mua sản phẩm kit test do Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) của Phan Quốc Việt sản xuất nên hướng dẫn cấp dưới xây dựng hồ sơ mua dựa trên sinh phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, nhằm đảm bảo doanh nghiệp này trúng thầu.

Vào khoảng tháng 6/2020, Trương Quốc Việt và Lê Minh Tuyến đã mời Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đến trụ sở CDC Hà Nội để họp, bàn thống nhất trả tiền mua 61.000 kít xét nghiệm Việt Á ở giai đoạn trước.

Trong cuộc gặp có đề cập nội dung làm thế nào để đảm bảo Công ty Việt Á trúng thầu bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hà Nội.

Trương Quang Việt hướng dẫn bà Đỗ Thị Thu (Phó Khoa Dược và Vật tư y tế CDC Hà Nội) xây dựng hồ sơ mua sắm dựa trên sinh phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á sản xuất để đảm bảo cho công ty này tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Còn Lê Minh Tuyến biết việc CDC Hà Nội xây dựng thông số kỹ thuật dựa trên sinh phẩm của Công ty Việt Á để đảm bảo công ty này trúng thầu theo nội dung cuộc gặp giữa Trương Quang Việt với Công ty Việt Á trước đó.

Đối với gói thầu số 5 năm 2020 nêu trên, CDC Hà Nội mua 28.300 kit xét nghiệm với số tiền 13,1 tỉ đồng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền 9,1 tỉ đồng.

Sau khi CDC Hà Nội thanh toán tiền gói thầu, Phan Quốc Việt đã chi cho CDC Hà Nội 8% “hoa hồng”, tương ứng hơn 1,3 tỉ đồng. Trong số này, bị cáo Trương Quang Việt được 500 triệu đồng và Tuyến nhận 831 triệu đồng.

Hành vi của Trương Quang Việt và Lê Minh Tuyến vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 9,1 tỉ đồng.

Cũng liên quan đến Công ty Việt Á, vào chiều ngày 12/1, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và 36 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Trong đó, bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị tuyên phạt tổng cộng 29 năm tù; Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, tổng hình phạt 15 năm tù cùng về các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và  “Đưa hối lộ”.

"Kháng cáo để chứng minh sự trong sạch"

Chia sẻ với báo chí ngay sau phiên tòa, cán bộ CDC tỉnh Bình Dương gửi lời cảm ơn tới hội đồng xét xử đã đưa ra một phán quyết công tâm, khách quan và nhân văn. Ông cũng cảm ơn sự đồng hành của luật sư bào chữa và những người ủng hộ mình trong suốt "quãng thời gian khó khăn" vừa qua.

Do hoàn cảnh riêng, ông Phong hầu tòa phúc thẩm chỉ có một mình, gia đình không có ai đi cùng. Ông cũng là người duy nhất trong số 11 bị cáo, dù được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo.

Giải thích về việc vì sao được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo, ông Phong nói "muốn chứng minh bản thân mình trong sạch".

"Tôi có sai phạm, tôi biết nhưng đó là vì mục đích chung của xã hội. Tôi phải cố gắng đi đến cùng, chứng minh sự trong sạch đó với các con", lời ông Phong.

Vẫn theo vị này, trong suốt thời gian chống dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương có quán triệt cán bộ hạn chế gặp gỡ các đơn vị hỗ trợ chống dịch. Ông luôn thực hiện nghiêm việc này. Cũng vì thế, đến nay ông được miễn trách nhiệm hình sự.

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ kit test Việt Á

Nhắc lại diễn biến phiên tòa, tại phiên sơ thẩm hồi tháng 1, ông Trần Thanh Phong từng được đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Nhưng sau đó, tòa sơ thẩm tuyên ông 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đến phiên phúc thẩm lần này, sau khi đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thay đổi quan điểm, cùng với việc đánh giá toàn diện vụ án, hội đồng xét xử đã quyết định cho ông Phong được miễn trách nhiệm hình sự. Vì là phiên tòa phúc thẩm, bản án sẽ có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên.

Luật sư Nguyễn Thanh Long, người bào chữa cho ông Phong, cho biết đã tham gia vụ án ngay từ giai đoạn điều tra, sau đó là truy tố, xét xử sơ thẩm rồi phúc thẩm. Quá trình bào chữa, ông luôn động viên ông Phong phải có niềm tin rằng pháp luật luôn có sự khoan hồng, cân nhắc giữa công và tội, để đánh giá đúng bản chất sự việc.

Theo luật sư, thời điểm xảy ra vụ án, ông Phong đang đi chống dịch tại Trường quân sự tỉnh Bình Dương. Thực hiện phân công của ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương, ông Phong quay về, phụ trách hầu hết công việc của phòng tài chính kế toán.

Luật sư này khẳng định, quá trình phối hợp với Công ty Việt Á để phòng, chống dịch Covid-19, ông Phong không hề vụ lợi.

"Tôi luôn tin trường hợp của ông Trần Thanh Phong, cũng như ông Nguyễn Thành Danh, sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, bảo đảm quyền lợi", luật sư nói.