Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Thương hiệu cá nhân của Steve Jobs
Khởi nghiệp thành công cùng những người bạn niên thiếu, chỉ từ số vốn ít ỏi và ga ra cũ kĩ của gia đình. Steve Jobs xứng đáng là tên tuổi được nhắc đến hàng đầu về ví dụ thương hiệu cá nhân, nhất là khi Apple vừa chính thức cán mốc vốn hoá ba nghìn tỷ đô la.
“Steve luôn không ngừng nhắc nhở chúng ta theo đuổi sự độc đáo của riêng mình. Đừng lãng phí thời gian hữu hạn của mình để sống cuộc đời của người khác, cũng đừng tự hạn chế bản thân bởi những giáo điều được sinh ra từ nhiều bộ óc khác.”
Khi gọi tên Steve Jobs như một ví dụ thương hiệu cá nhân tiêu biểu, cách đơn giản để hình dung là hãy nhìn lại những sản phẩm của Apple trong suốt chiều dài lịch sử.
Chúng được hình thành bởi người đàn ông luôn theo đuổi sự tuyệt đối, xuất sắc và toàn vẹn trong bất cứ hành động dù là nhỏ nhất. Người sẵn sàng cất công đi tìm loại gạch tốt nhất, chất liệu gỗ hoàn hảo nhất để sử dụng trong chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple.
Thay vì kiếm tiền và khiến mọi người nhớ đến là một tỷ phú hàng đầu lịch sử Hoa Kỳ. Steve Jobs đã chọn theo đuổi mục tiêu lớn lao hơn, con đường nhiều trắc trở hơn nhưng đằng sau đó. Chính là chuỗi giá trị toàn cầu mà ông để lại khiến hàng triệu con người nhớ mãi.
Cũng như một câu nói nổi tiếng của ông mà sau này cánh truyền thông, nhà viết sách và rất rất nhiều iFan trên toàn cầu vẫn còn khắc ghi:
“Trở thành người giàu nhất nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi hết. Sau cùng điều tôi trông đợi là mỗi đêm đều có thể đặt lưng xuống, ngủ một giấc thật ngon vì biết rằng ngày hôm đó mình đã tạo ra những điều vô cùng tuyệt vời.”
Thương hiệu cá nhân của người nổi tiếng
Nhắc đến danh xưng “Ngọc nữ của màn ảnh Việt” nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nữ diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà. Cô từng “làm mưa làm gió” với rất nhiều dự án phim, gây tiếng vang với khán giả qua màn ảnh nhỏ.
Thông qua các hình tượng nhân vật trong phim ảnh, cô đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân của mình: một nữ diễn viên xinh đẹp, tài giỏi, sang trọng, đúng với danh xưng ngọc nữ mà khán giả ưu ái trao tặng.
Thương hiệu cá nhân của Brian Dean
Khi nói đến những người làm và sáng tạo nội dung chuẩn SEO, hầu hết đều có ấn tượng gắn liền với những bài viết sáo rỗng về mặt ý nghĩa và cách truyền đạt nội dung. Cùng với đó còn là hành động lặp lại và nhồi nhét từ khoá vô tội vạ.
Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một ví dụ thương hiệu cá nhân liên quan đến nội dung SEO, thì trường hợp của Brian Dean chính là câu trả lời phù hợp nhất với mong muốn của bạn.
Nhận xét về cá nhân Brian Dean, ông Neil Patel – nhà đồng sáng lập NP Digital, công ty được Forbes liệt kê vào top 100 doanh nghiệp sáng giá toàn cầu đã chia sẻ như sau:
“Ở một thế giới mà phần lớn nhà sáng tạo nội dung đang cố cấu xé những gì còn sót lại, thì Brian Dean nổi lên như một trường hợp khác biệt khi không ngừng đào sâu thêm ở từng chủ đề cụ thể.”
Đó chính xác là những từ ngữ có thể dùng để đặc tả về Brian Dean, một trong năm ví dụ thương hiệu cá nhân tiêu biểu mà Vũ muốn chia sẻ với tất cả các bạn.
Chúng ta sớm bị “bội thực” nhận thức bởi những nhà sáng tạo nội dung vẫn hay tự phong họ là chuyên gia SEO. Thậm chí sẽ là tâng bốc quá đà khi nhắc đến họ như những nhà sáng tạo nội dung thật sự.
Nhưng Brian Dean chắc chắn là trường hợp cá biệt. Khi ông không ngừng củng cố niềm tin mà khách hàng của mình dành cho – thông qua chính vốn từ sâu rộng, phạm vi hiểu biết toàn diện cùng với năng lực khai thác từng chủ đề cụ thể.
Thay vì nhồi nhét từ khoá và bằng một cách nào đó, nhanh chóng đưa nội dung và thông tin của khách hàng lên top Google với một tốc độ đáng nể. Brian Dean đã chọn viết ra nội dung mang đến giá trị và tạo dựng vị thế lâu dài, từng bước và dĩ nhiên là an toàn hơn.
Những bài viết của Brian Dean được đầu tư kĩ lưỡng về mặt nội dung, ứng dụng phương pháp luận với những bằng chứng cụ thể. Thậm chí là những dẫn chứng hay trích dẫn lời chia sẻ của nhiều tên tuổi lớn trong ngành.
Tất cả làm nên giá trị lâu dài và bền vững cho kho nội dung của Brian Dean, giúp anh xứng đáng góp mặt trong nhóm những gương mặt tiêu biểu của ví dụ thương hiệu cá nhân.
Ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật
Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể cho từng tình huống khác nhau trong cuộc sống:
- Áp dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày:
+ Trong giao thông: Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ, như dừng xe đúng vạch kẻ, nhường đường cho người đi bộ, đội mũ bảo hiểm... Vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
+ Trong mua bán hàng hóa: Khi mua hàng, người tiêu dùng có quyền được bảo vệ theo Luật bảo vệ người tiêu dùng. Nếu sản phẩm mua về bị lỗi, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả hoặc đền bù thiệt hại.
+ Trong lao động: Người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ Bộ luật Lao động. Người lao động có quyền được hưởng lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép... Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương đúng hạn, đảm bảo an toàn lao động...
- Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh:
+ Trong thành lập doanh nghiệp: Để thành lập doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ Luật doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định.
+ Trong ký kết hợp đồng: Các hợp đồng kinh tế phải đảm bảo tính pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng.
+ Trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Các sản phẩm sáng tạo như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng trái phép các sản phẩm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực khác:
+ Trong hôn nhân và gia đình: Việc kết hôn, ly hôn, nuôi con... được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình.
+ Trong lĩnh vực liên quan đến môi trường: Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong hình sự: Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như trộm cắp, cướp giật, giết người,... sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Áp dụng pháp luật qua các VBQPPL trở thành hiện thực và cụ thể ý chí nhà nước
Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ như sau:
+ Giấy phép kinh doanh thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc quyết định doanh nghiệp đã đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp hay chưa. Doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh trong hoạt động mua bán thương mại, sản xuất.
+ Bằng lái xe các hạng như B1, B2... thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc cấp phép cho cá nhân đủ điều kiện về sức khỏe, tinh thần, kiến thức để điều khiển phương tiện giao thông tương ứng. Người tham gia giao thông chỉ được điều khiển phương tiện đúng với hạng giấy phép lái xe được cấp.
Cá biệt hoá các QPPL vào trường hợp cụ thể
Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức. Ví dụ như sau:
+ Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm. (Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ,... khi tham gia giao thông...)