Loạn Năng Khớp Thái Dương Hàm

Loạn Năng Khớp Thái Dương Hàm

Khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint-TMJ) có nguyên lý hoạt động tương tự như một bản lề trượt, giúp kết nối giữa xương hàm với hộp sọ. Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (hay temporomandibular joint disorder-TMD) khiến người bệnh đau mỏi thái dương hàm và các cơ kiểm soát cử động hàm.

Phẫu thuật khớp thái dương hàm

Phẫu thuật hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm sẽ được cân nhắc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật sẽ không thay đổi được nên người bệnh cần cân nhắc, tham khảo và trao đổi ý kiến với bác sĩ thật kỹ trước khi thực hiện.

Hiện nay có 3 kỹ thuật phẫu thuật cho hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm và lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng người bệnh:

Chọc dò khớp: Được chỉ định khi người bệnh không có tiền sử bệnh liên quan khớp thái dương hàm nhưng tình trạng khớp đang bị khóa. Bác sĩ sẽ gây mê người bệnh, sau đó đưa kim vào khớp thái dương hàm và rửa sạch. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ đặc biệt để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc tháo đĩa thái dương mắc kẹt trong khớp.

Nội soi khớp: Biện pháp này sử dụng ống soi khớp cho phép bác sĩ quan sát bên trong khớp thái dương hàm. Bệnh nhân cần được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch một đường nhỏ vị trí trước tai và đưa dụng cụ nội soi vào. Ống nội soi được kết nối với màn hình để bác sĩ kiểm tra khớp và các khu vực xung quanh. Trong quá trình đó, bác sĩ có thể loại tiến hành loại bỏ các mô viêm hoặc sắp xếp lại các cấu trúc của khớp. Nội soi khớp là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, để lại sẹo nhỏ, ít biến chứng và thời gian hồi phục nhanh hơn so với một mổ mở.

Phẫu thuật mở khớp: Tùy thuộc vào nguyên nhân của hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm và khi biện pháp nội soi khớp không thực hiện được. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật mở khớp nếu có các điều kiện sau:

Người bệnh cần được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ phẫu thuật mở toàn bộ khu vực xung quanh khớp để quan sát đầy đủ và tiếp cận tốt hơn. Người bệnh sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi sau phẫu thuật mở khớp, khả năng để lại sẹo hoặc tổn thương dây thần kinh cao hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com

Dấu hiệu gợi ý rối loạn khớp thái dương hàm

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng này bao gồm:

Biện pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng các bệnh pháp giảm nhẹ triệu chứng của TMD tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm:

Xem ngay: Mỏi hàm, đau tai: Có phải là rối loạn thái dương hàm?

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm hoạt động như một bản lề trượt. Các xương của khớp thái dương hàm có thể chuyển động trơn tru là do được bao phủ bởi các sụn và ngăn cách nhau thông qua một đĩa nhỏ (có tác dụng hấp thụ lực).

Nguyên nhân hay gặp của TMD là các chấn thương ở hàm, khớp hoặc cơ vùng đầu cổ. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác gây hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.

Thói quen nghiến răng là một trong các nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Chẩn đoán hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Nhiều bệnh lý khác có thể gây các triệu chứng tương tự TMD như sâu răng, bệnh nướu răng, các vấn đề liên quan xoang mặt hoặc do viêm khớp. Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về tiền sử sức khỏe và sau đó thực hiện các biện pháp thăm khám phù hợp.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng khớp thái dương hàm và hỏi xem người bệnh có dấu hiệu đau mỏi thái dương, lắng nghe tiếng lách cách hoặc âm thanh tương tự nghiến răng khi khớp di chuyển. Đồng thời, bác sĩ cần phải ghi nhận hoạt động của xương hàm và kiểm tra xem có hiện tượng khóa hay kẹt khớp khi người bệnh mở hoặc đóng miệng. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra khả năng cắn và vấn đề liên quan đến các cơ vùng mặt.

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm:

Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Các biện pháp điều trị hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm đã được nghiên cứu bao gồm:

Nẹp khớp cắn bảo vệ ban đêm: Dụng cụ bằng nhựa này vừa khít với hàm răng trên và dưới có nhiệm vụ giữ cho chúng không chạm vào nhau. Do đó hạn chế được tình trạng nghiến răng và còn giúp điều chỉnh khớp cắn bằng cách điều chỉnh các răng vào đúng vị trí.

Chỉnh nha khoa: Các bác sĩ nha khoa có thể thay thế các răng bị mất và sử dụng niềng răng để cân bằng bề mặt cắn của răng hoặc để điều chỉnh vấn đề ở các khớp cắn.

Điều trị nội khoa được bác sĩ lựa chọn trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Các cơn đau mỏi thái dương hàm có thể là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp như: yếu tố di truyền, tình trạng viêm khớp hoặc do các chấn thương vùng hàm. Một số bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể có xu hướng thường xuyên nghiến răng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ai có thói quen nghiến răng sẽ gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Trong đa số các trường hợp, những cơn đau mỏi thái dương liên quan đến TMD chỉ mang tính chất tạm thời và có thể thuyên giảm bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp hoặc điều trị bảo tồn. Phẫu thuật sẽ được chỉ định sau cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, tuy nhiên một số bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàm lại có thể nhận được nhiều lợi ích từ phương pháp điều trị này.