Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao?
Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại: - Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin; - Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng; - Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp; - Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng; - Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí... - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin. Thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực IT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động. Song song đó, một sự ưu ái khác của thị trường lao động đối với ngành này là thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất. Như vậy, để thành công với những công việc trên đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho bản thân một chương trình đào tạo Công nghệ thông tin uy tín ở các trường đại học phù hợp như Đại học Bách khoa Tp.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ Tp.HCM - HUTECH, Đại học Công nghệ thông tin... Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, có thể nói UEF là một trong những trường tiên phong chú trọng khối kiến thức nghề toàn diện. Ngoài ra, sinh viên IT của UEF còn có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp, những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hay tiếp cận những dự án kinh doanh các bạn tự tiến hành triển khai...Từ đó, sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp. Với những thông tin trong bài viết thì vấn đề học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? và làm việc ở đâu? chắc chắn không còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các bạn khi chọn ngành học đấy sáng tạo này.
Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ. Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn : - Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin; - Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra; - Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính; - Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin; - Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Đây là một câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Về bản chất Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.
Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Học ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Với sự phát triển và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, câu hỏi về việc ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì không còn là một thắc mắc của các bạn thí sinh hiện nay. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, có một loạt nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn dành cho cử nhân và kỹ sư.
Nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa. Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Chẳng hạn tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình vận hành công nghệ, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ sinh học tại HUTECH sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại. Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học không, ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học và trở thành một cử nhân thành công trong tương lai.
Xem thêm>> Ngành Công nghệ sinh học>> Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?>> Có nên học ngành Công nghệ sinh học hay không? >> Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ sinh học >> Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những môn nào>> Trường nào tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học?>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Công nghệ sinh học? >> Thời gian học ngành Công nghệ sinh học trong bao lâu?>> Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các phương thức nào? >> Để xét tuyển ngành Công nghệ sinh học cần học tốt môn nào? >> Học ngành Công nghệ sinh học thực hành, thực tập ở đâu? >> Top những trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học? >> Hướng dẫn cách xét học bạ vào ngành Công nghệ sinh học? >> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Công nghệ sinh học thi khối (tổ hợp) nào? >> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Công nghệ sinh học?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai. Những ai theo đuổi ngành Công nghệ thông tin cần tìm hiểu rõ
...khi chọn ngành này làm hành trang nghề nghiệp.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để định hướng rõ hơn nghề nghiệp của
Ban tư vấn UEF giúp các em học sinh làm rõ khúc mắc: Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?