1.Công nhân nhà máy dầu nhớt và nhà máy thổi chai lọ nhựa HDPE: - Số lượng: 04 người Nơi làm việc: - 10A/13 Quốc lộ 1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Yêu cầu: - Có sức khỏe tốt - Trung thực, siêng năng cần cù chịu khó Mức lương và phụ cấp: - Lương cơ bản: 5.5000.000 - Lương hiệu quả công công việc: Tùy theo năng lực - Hưởng các phúc lợi theo luật lao động VN và các phúc lợi khác theo qui định công ty - Môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định, hỗ trợ tốt, có cơ hội thăng tiến. Chiến lược phát triển và đào tạo nhân viên lâu dài 2.Nhân viên Chăm sóc khách hàng và Bán hàng qua điện thoại - Số lượng: 03 người Nơi làm việc: - 10A/13 Quốc lộ 1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Yêu cầu: - Có sức khỏe tốt - Kinh nghiệm: Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm - Trung thực, siêng năng cần cù chịu khó Mức lương và phụ cấp: - Lương cơ bản: Thỏa thuận - Lương hiệu quả công công việc: Tùy theo năng lực - Hưởng các phúc lợi theo luật lao động VN và các phúc lợi khác theo qui định công ty - Môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định, hỗ trợ tốt, có cơ hội thăng tiến. Chiến lược phát triển và đào tạo nhân viên lâu dài 3) Nhân viên giám sát kinh doanh và phát triển thị trường: (nam/nữ) - Số lượng cần tuyển: 03 người Nơi làm việc: - Ở các tỉnh từ miền Trung trở vào tới Cà Mau Mô tả công việc: - Trực tiếp bán hàng, tìm kiếm phát triển NPP, đại lý. - Thực hiện, triển khai, quản lý và giám sát công việc bán hàng của NVBH tại địa bàn được giao. - Xác lập, phân bổ mục tiêu bán hàng cho NVBH căn cứ theo mục tiêu chiến lược, tổng thể mà cấp trên giao hàng tháng, quý và năm. - Tổ chức thảo luận nhóm để xây dựng, đề xuất các chương trình hỗ trợ bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng. - Triển khai, giám sát, đánh giá quá trình thực thi chiến lược kinh doanh của khu vực phụ trách. - Thu thập thông tin thị trường về sản phẩm, dịch vụ của công ty và đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. - Chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu được giao về phát triển số lượng khách hàng, doanh số và lợi nhuận bán hàng trong khu vực được giao. - Chăm sóc khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để phát triển hệ thống phân phối. - Tuyển dụng, đào tạo, Quản lý nhân viên và khách hàng trong khu vực phụ trách. - Các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc bán hàng. Yêu cầu: - Nam có sức khỏe tốt - Tốt nghiệp trung cấp trở lên - Kinh nghiệm: Có từ 1 năm trở lên ở vị trí tương đương - Kỹ năng bán hàng và phát triển thị trường. - Tin học: Văn phòng - Ưu tiên: Có kinh nghiệm kinh doanh dầu nhớt, xăng dầu Mức lương và phụ cấp: - Lương cơ bản: Thấp nhất 7.000.000 – 10.000.000 đ/tháng - Lương doanh số: Hấp dẫn và tăng dần theo doanh số đạt được - Hưởng các phúc lợi theo luật lao động VN và các phúc lợi khác theo qui định công ty. 4) Nhân viên kinh doanh và phát triển thị trường: (nam/nữ) - Số lượng cần tuyển: 6 người Nơi làm việc: - Tại Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Mô tả công việc: - Bán sỉ, lẻ dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy, Vỏ ruột xe gắn máy. - Giới thiệu tư vấn các sản phẩm cho khách hàng - Thường xuyên đi lại mở rộng quan hệ, chăm sóc khách hàng, hăng say mở rộng kênh khách hàng tiềm năng - Có kế hoạch, chiến lược bán hàng hợp lý, hoàn thành chỉ tiêu doanh số đề ra của công ty - Khả năng làm việc chịu áp lực, tinh thần làm việc trách nhiệm, độc lập - Khả năng giao tiếp tốt, khéo léo, thuyết phục, năng động, nhiệt huyết, đam mê kinh doanh. - Nghiêm túc, trung thực, trách nhiệm, có ý chí cầu tiến và gắn bó lâu dài. - Cơ hội tốt cho ứng viên có ý chí phấn đấu, khởi nghiệp. Yêu cầu: - Yêu thích công việc bán hàng - Siêng năng, cần cù, chịu khó. Ưu tiên cho các ứng viên có kinh nghiệm bán hàng. Mức lương và phụ cấp theo thỏa thuận: - Lương cơ bản: 6.000.000 đ/tháng - Lương doanh số: Hấp dẫn và tăng dần theo doanh số đạt được - Hưởng các phúc lợi theo luật lao động VN và các phúc lợi khác theo qui định công ty. - Chiến lược phát triển và đào tạo nhân viên lâu dài 5.Thủ kho: - Số lượng cần tuyển: 01 người Nơi làm việc: - 10A/13 Quốc lộ 1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Mô tả công việc: - Tổ chức xuất nhập kho theo quy định - Hoàn thiện hệ thống chứng từ báo cáo theo quy định - Xấp xếp hàng hóa An toàn, ngăn nắp, sạch sẽ. - Trung thực, nhiệt tình, chịu khó Yêu cầu: - Có sức khỏe tốt - Sử dụng tốt phần mềm kế toán Vietsun - Kinh nghiệm: Có từ 2 năm trở lên ở vị trí tương đương - Trung thực, siêng năng, cần cù, chịu khó - Tin học: Văn phòng Mức lương và phụ cấp: - Lương cơ bản: Thỏa thuận theo năng lực - Hưởng các phúc lợi theo luật lao động VN và các phúc lợi khác theo qui định công ty. - Môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định, hỗ trợ tốt, có cơ hội thăng tiến - Chiến lược phát triển và đào tạo nhân viên lâu dài
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÓA DẦU ĐÔNG NAM Á
Chiều 23/7, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu 6 tháng năm 2024.
Tham gia cuộc họp có đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương như Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Dầu khí và Than. Về phía các doanh nghiệp, có đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (36 thương nhân) thực hiện tổng cộng là 28.437.856 m3/tấn xăng dầu các loại; trong đó: xăng dầu mặt đất bao gồm xăng, diesel, dầu mazut, dầu hỏa là 27.457.817 m3/tấn; nhiên liệu hàng không bao gồm Jet A1, xăng tàu bay là 980.039 m3.
Theo báo cáo của 2 nhà máy và Tổng cục Hải quan, tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu xăng dầu 6 tháng đầu năm 2024 đạt 12,41 triệu tấn, tương đương khoảng 15,2 triệu m3/tấn xăng dầu các loại, trong đó, nhập khẩu chiếm 44,5%, sản xuất trong nước chiếm 55,5%.
Còn theo báo cáo từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, tổng nguồn nhập khẩu và mua trong nước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 đạt 13,8 triệu m3/tấn xăng dầu các loại, bằng 48% tổng nguồn tối thiểu Bộ Công Thương phân giao, giảm 0,28% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 13,2 triệu m3 tấn, giảm khoảng 0,2 % so với 6 tháng đầu năm 2023. Tồn kho thời điểm 30/6/2024 khoảng 1,85 triệu m3/tấn tương đương 6 tháng đầu năm 2023.
"Như vậy, lượng xăng dầu đã đáp ứng được đúng theo nguồn cung được phân giao cũng như nhu cầu sử dụng trong 6 tháng đầu năm theo kế hoạch" - ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định.
6 tháng đầu năm, số lượng thương nhân thực hiện tổng nguồn là 34 thương nhân, giảm 2 thương nhân so với đầu năm 2024. Có 22/34 thương nhân thực hiện đạt trên 50% kế hoạch thực hiện tổng nguồn tối thiểu đã phân giao năm 2024, trong đó có 6 thương nhân đạt cao, vượt trên 100%.
Các mặt hàng xăng dầu đã qua 29 kỳ điều chỉnh giá
Về công tác điều hành giá xăng dầu 6 tháng đầu năm 2024, ông Phan Văn Chinh cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2024 (tính đến kỳ điều hành ngày 18/7/2024), giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 29 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng Ron 95 có 16 lần tăng và 13 lần giảm, mặt hàng dầu diesel 14 lần tăng, 15 lần giảm và dầu madut có 18 lần tăng và 11 lần giảm.
Tại kỳ điều hành ngày 18/7/2024, so với kỳ điều hành đầu tiên của năm 2024 (ngày 04/01/2024) mặt hàng madut có mức giá tăng cao nhất (tăng 13,66%, tương đương 2.116 đồng/kg), tiếp đó đến mặt hàng diesel (tăng 5,87%, tương đương 1.136 đồng/lít); xăng Ron 95 (tăng 5,56%, tương đương 1.262 đồng/lít); dầu hỏa (tăng 3,54%, tương đương 707 đồng/lít).
Tại kỳ điều hành ngày 18/7/2024 so với cùng kỳ năm 2023 (kỳ điều hành ngày 11/7/2023) mặt hàng madut có mức tăng giá cao nhất (tăng 15,19%, tương đương 2.323 đồng/kg), tiếp đó đến dầu hỏa (tăng 12,79%, tương đương 2.344 đồng/lít); mặt hàng diesel (tăng 10,14%, tương đương 1.888 đồng/lít), xăng Ron 95 tăng thấp nhất (tăng 7,82%, tương đương 1.681 đồng/lít).
Từ kỳ điều hành đầu tiên của năm 2024 (ngày 4/1/2024) đến kỳ điều hành gần nhất (ngày 18/7/2024) ghi nhận mức giá tăng cao nhất đối với mặt hàng xăng Ron 95 (tăng 15,15% đạt 25.237 đồng/lít ở kỳ điều hành ngày 17/4/2024).
“Với việc thực hiện chu kỳ điều hành giá 7 ngày/lần như hiện nay mức biến động giá giữa hai lần điều chỉnh cơ bản không lớn, giá xăng dầu trong nước đã cơ bản bám sát diễn biến giá thế giới. Các doanh nghiệp đã chủ động tính toán được mức giá, lên kế hoạch nhập hàng theo phân giao tổng nguồn tối thiểu năm 2024 của Bộ Công Thương và kế hoạch đăng ký theo từng quý, nguồn cung xăng dầu cơ bản được đảm bảo”, ông Phan Văn Chinh thông tin.
Tác động của điều chỉnh giá bán xăng dầu lên tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm không có đột biến, không phải sử dụng đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu theo quy định, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.Về cơ bản các thương nhân đã chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, báo cáo duy trì, thay đổi hệ thống phân phối, báo cáo tình hình sản xuất, xuất, nhập, tồn kho, báo cáo quỹ bình ổn giá, kê khai giá bán... định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Bên cạnh những thương nhân duy trì điều kiện kinh doanh theo quy định, vẫn còn thương nhân có dấu hiệu vi phạm không duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã rà soát chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý theo quy định. Nhiều thương nhân không duy trì điều kiện đã chủ động nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Một số thương nhân chưa chủ động nộp báo cáo theo quy định, Bộ phải đôn đốc, nhắc nhở.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định kiểm tra việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu của 6 thương nhân đầu mối và 8 thương nhân phân phối, hiện nay đang trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, qua rà soát báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra 4 thương nhân đầu mối; 20 thương nhân phân phối có dấu hiệu vi phạm để xem xét xử lý theo quy định.
"Bộ Công Thương luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) theo các quy định hiện hành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp trong việc tổng hợp, đôn đốc, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhất là những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận hoặc không còn hoạt động với vai trò thương nhân đầu mối. Bộ cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở Quỹ bình ổn giá xăng dầu thực hiện quản lý quỹ theo quy định tại Nghị định 80/NĐ-CP", ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh.
Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng cuối năm 2024, tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu xăng dầu các loại khoảng 12,76 triệu tấn, tương đương khoảng 15,3 triệu m3/tấn.
Còn theo theo báo cáo của các thương nhân, tổng nguồn sản xuất và nhập khẩu 6 tháng cuối năm 2024 ước khoảng 13,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ước tiêu thụ 6 tháng cuối năm 2024 khoảng 13,2 triệu m3/tấn (bình quân khoảng gần 2,2 triệu m3/tấn/tháng). Tồn kho từ 1,8 - 2 triệu tấn.
Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới, ông Phan Văn Chinh cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-BCT ngày 2/1/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc triển khai Công điện số 1437/CĐ-TTG ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp và Thông báo số 01/TB-BCT ngày 3/1/2024 của Bộ Công Thương thông báo Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị triển khai Công điện số 1437/CĐ-TTG ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu bám sát việc thực hiện tổng nguồn tối thiểu đã được phân giao và kế hoạch đăng ký theo từng quý.
Theo dõi sát tình hình thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối, nhất là những thương nhân thực hiện đạt thấp; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu xăng dầu trên từng địa bàn, trường hợp cần thiết điều chuyển tổng nguồn tối thiểu từ các thương nhân không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện cho các thương nhân đầu mối khác nhằm đảm bảo cung cầu trên thị trường.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu theo kế hoạch. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xăng dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ đạo.
Đồng thời đề nghị các thương nhân đầu mối xăng dầu thực hiện nghiêm túc các Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Chủ động sản xuất, nhập khẩu bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống; thực hiện nghiêm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 được phân giao và dự trữ xăng dầu theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, mua xăng dầu của các nhà máy Lọc dầu, dự trữ lưu thông… trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ để kịp thời có giải pháp xử lý.
Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ). Trong mọi tình huống phải cung cấp đủ hàng cho cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên. Rà soát, đảm bảo duy trì các điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định. Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
Theo số liệu thống kê vừa công bố, Nga đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt số một thế giới trong năm 2015. Vì sao trong khi Mỹ và Arập Xê út đồng loạt giảm xuất khẩu dầu thì Nga lại làm điều ngược lại?
Để khắc phục khó khăn kinh tế, Nga chấp nhận bán dầu nhiều với giá thấp
Ngày 10-6, tập đoàn dầu mỏ BP (Anh) công bố báo cáo số liệu thống kê hàng năm cho biết Nga đã vượt qua Arập Xê út để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới năm 2015. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Nga giữ ngôi vị đầu bảng về cả xuất khẩu khí đốt tự nhiên lẫn dầu mỏ.
Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, “thành tích” trên của Nga không phải là điều đáng mừng, tuy nhiên bối cảnh chính trị đã buộc nước Nga phải làm vậy, không còn cách nào khác.
Theo báo cáo của BP, 3/4 số dầu sản xuất tại Nga đã được xuất sang nước ngoài trong năm 2015. Nga là nước cung cấp dầu mỏ và khí đốt hàng đầu châu Âu, với tỷ trọng lên tới 37% và 35% tổng lượng tiêu thụ của châu lục.
Theo Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat), tổng sản lượng trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga trong tháng 3-2016, ở mức 10,92 triệu thùng/ngày, cũng cao hơn Arập Xê út với chỉ 10,12 triệu thùng/ngày.
Năm 2015 cũng là năm ghi nhận sản lượng dầu mỏ của Nga tăng 1,2% lên mức cao kỷ lục từ thời hậu Xô viết là 11 triệu thùng/ngày.
Năm ngoái, mặc dù sức tiêu thụ năng lượng đã giảm 3,3% song Nga vẫn là quốc gia có số người dùng năng lượng lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Năm 2014, Mỹ là nước sản khẩu dầu số 1 thế giới. Tầm này năm ngoái, báo của của BP cho biết Mỹ chính thức soán ngôi Arập Xê út và Nga, trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới trong năm 2014. Cuộc cách mạng dầu đá phiến là nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được ngôi vị này. Bản báo của BP cho biết, sản lượng khai thác dầu hàng ngày của Mỹ năm 2014 tăng thêm 1,4 triệu thùng. Đây là mức tăng sản lượng khai thác lớn nhất thế giới trong một năm. Mỹ cũng là nước lần đầu tiên trong ba năm qua có sản lượng khai thác hàng ngày tăng thêm hơn 1 triệu thùng. Với mức tăng này, sản lượng khai thác dầu của Mỹ trong năm ngoái đã vượt mức đỉnh cao năm 1970 và đưa quốc gia này lần đầu tiên kể từ năm 1975 trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến giữa năm ngoái, giá dầu giảm khiến nhiều giếng dầu của Mỹ khóa van khiến vị trị của nước này bị lọt vào tay Arập Xê út. Đây là thời đỉnh điểm của cuộc chiến giá dầu giữa Arập Xê út và Mỹ. Xin nhắc lại một chút, khi dầu từ trên 100USD/thùng xuống còn 25 USD/thùng vào tháng 2-2016, Arập Xê út chủ trương không giảm sản lượng để giữ thị trường với ý định dìm chết các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Kết quả là sau một thời gian, nhiều doanh nghiệp năng lượng của Mỹ phá sản, số lượng giếng dầu của Mỹ cũng vì thế khóa van tăng mạnh. Hậu quả là sản lượng dầu của Mỹ giảm theo. Ngày 9-6, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ đầu tháng này giảm 3,2 triệu thùng. Trước đó vào giữa tháng 5-2016, báo của của chính phủ Mỹ cho biết sản lượng dầu đá phiến của nước này giảm xuống 4,85 triệu thùng/ngày, đây là mức thấp nhất từ 8 tháng qua do giá dầu thấp kéo dài hai năm.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô sẽ sụt giảm 830.000 thùng/ngày trong năm 2016, phù hợp với dự đoán trước đó, nhưng sự sụt giảm sẽ chậm lại xuống 410.000 thùng/ngày trong năm 2017, ít hơn mức 560.000 thùng/ngày đã dự đoán trước đó. EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2017 được dự kiến nhiều hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó để phản ứng với giá dầu tăng.
Trở lại với trường hợp của nước Nga. Theo Bộ Năng lượng Nga, năm 2015, Nga khai thác 534 triệu tấn dầu thô, sản lượng dầu và khí của nước này tăng 1,4% so với năm trước đó, lên 10,73 triệu thùng/ngày.
Nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng nội tệ rúp mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong thời gian gần đây.
Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên. Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.
Năm ngoái, khi giá dầu bắt đầu sụt giảm, chính phủ Nga đã nhanh chóng cho thả nổi đồng rúp. Kể từ đó, đồng rúp đã mất giá theo từng biến động sụt giảm của giá dầu – hay chính xác hơn là diễn biến của đồng rúp sẽ chịu tác động rất lớn từ giá dầu do tính lệ thuộc của nguồn thu ngân sách Nga vào xuất khẩu dầu, vì vậy cứ mỗi một thùng dầu được bán ra sẽ thu về từng ấy tiền cho nguồn thu ngân sách của chính phủ tính theo đồng rúp.
Bởi thế, Nga không có lý do gì để cắt giảm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Việc phải bán nhiều dầu hơn để thu về một lượng tiền không đổi không phải là cách hay nhưng là cách chống chế hữu hiệu trong bối cảnh nước Nga đang phải đối mặt với nhiều thử thách về kinh tế và sức ép quốc tế.
Có thể nói giá xăng dầu thời gian qua ở VN gây nhiều bức xức dư luận. Lên thì nhanh và mạnh trong khi giảm giá thì nhỏ giọt. Người tiêu dùng lý luận là giá thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng dầu trong nước sao không thấy giảm. Và họ luôn thắc mắc và đặt câu hỏi như thế .Bài viết này có mục đích là muốn làm rỏ vấn đề vận hành giá xăng dầu VN trên cơ sở giá đầu vào và cách tính thuế.
1. Thứ nhất giá cơ sở là gì??Giá cơ sơ được tính toán thế nào?? 2. Thứ hai là cách tính thuế vào giá cơ sởGiá cơ sở= giá nhập khẩu bình quân 30 ngày + thuế, phí + trích quỹ bình ổn + chi phí/lợi nhuận định mức.Giá nhập khẩu bình quân 30 ngày được tính= bằng giá Platts Singapore(lấy trên Reuters là GL92-SIN, sau đó tính trung bình 30 ngày gần nhất) + rồi cộng với chi phí (premium) về đến ViệtNam là khoảng 1 USD.Mặc dù giá xăng A92-Singapore liên tục giảm trong những ngày gần đây, song mức giảm và thời gian giảm vẫn chưa đủ mạnh để giúp giảm giá cơ sởCác doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối Việt Nam hiện sử dụng chỉ số giá Platts Singapore, cập nhật mỗi ngày để định giá giá xăng dầu biến động trên chỉ số này. Cụ thể, một doanh nghiệp nhập khẩu xăng vào thời điểm nhập khẩu được ấn định với giá bằng chỉ số giá Platts Singapore và chi phí cộng tới (premium) về đến Việt Nam thêm 1 USD/thùng.Các đầu mối nhập khẩu mua theo phương thức 2-1-2 ( giao ngay) hoac 5-1-5 ( ký hợp đồng ). Các đầu mối nhập khẩu VN chưa thể thực hiện nghiệp vụ hedging do quy mô các nhà nhập khẩu còn nhỏ và TT VN cạnh tranh độc quyền.---> chưa thực hiện được nghiệp vụ hedging nên các nhà nhập khẩu VN bị nhiều risk. Cho nên các bạn thấy có thời gian giá thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng dâu VN không thể giảm do phải nhập theo phương thức 2-1-2 hoặc 5-1-5. Chung quy cũng là sự độc quyền lợi ích nhóm và 1 yếu tố nữa là cách tính thuế:Và bất hợp lý của cách tính thuế:Thông tư 234/2009/TT-BTC quy định, giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn giá (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.Trong đó, giá cơ sở được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông quy định tại Điều 22 Nghị định 84/2009/NĐ-CP (hiện nay quy định là 30 ngày).Theo bảng tính giá cơ sở trên, ví dụ để tính giá cơ sở cho thời gian từ 25/8/12 đến 23/9/2012 (kể từ lúc doanh nghiệp đăng ký và Nhà nước điều chỉnh giá vào ngày 28/8 đến thời điểm các doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giá lần tiếp theo) phải dựa vào bình quân giá xăng dầu thế giới trong vòng 30 ngày.Cụ thể đối với mặt hàng xăng RON 92, theo Bộ Công Thương, trong thời gian trên, giá nhập khẩu FOB bình quân 30 ngày là 122,165 USD/thùng (ngày cao nhất 14/9 xăng đạt đỉnh 126,170 USD/thùng, ngày thấp nhất 20/9 là 118,220 USD/thùng). Cách tính giá CIF (giá FOB cộng chi phí bảo hiểm và vận chuyển từ cảng nước ngoài về Việt Nam) như sau: 122,165 USD + 2,50 USD = 122,745 USD/thùng.Mỗi thùng có 159 lít, nếu quy đổi thành tiền đồng phải lấy giá FOB nhân với tỉ giá USD Vietcombank là 20.878 VNĐ/USD: 122,745 x 20.878 : 159 = 16.117 đồng/lít.Tuy nhiên, giá CIF để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lại tính theo tỷ giá liên ngân hàng (20.828) là: 122,745 x 20.828: 159 = 16.079 đồng/lít. Từ đó tính thuế nhập khẩu xăng (12% giá CIF) = 16.079 x 12 = 1.929 đồng/lítLưu ý, theo cách tính này, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu (chứ không phải bằng 10% giá CIF): (16.079 + 1.929) x 10% = 1.801 đồng/lít.Và thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính như sau: (giá CIF + thuế NK + thuế TTĐB + chi phí định mức + Lợi nhuận định mức tối đa + mức trích quỹ BOG + thuế bảo vệ môi trường) x 10%= (16.117 + 1.929 + 1.801+ 600 + 300 + 300 + 1.000) x 10% = 2.205 đồng/lít.Như vậy theo cách tính hiện nay, giá cơ sở tính xăng A92 đến hết ngày 23/9 là 24.252 đồng/lít, chênh lệch so với giá bán hiện hành (23.650 đồng/lít) là 602 đồng/lít, tức là lỗ khoảng 600 đồng/lít.Tương tự cách tính trên, dầu diezen lỗ gần 1.000 đồng/lít; dầu hỏa lỗ trên 1.125 đồng/lít và dầu mazut lỗ gần 974 đồng/lít.Sự bất hợp lý trong cách tính này là trong giá cơ sở xăng dầu thuế chồng lên thuế. Mà cụ thể là thuế TTĐB bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu; hay thuế GTGT cũng bằng 10% trên tổng thuế nhập khẩu, TTĐB, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường và mức trích Quỹ BOG.“Nếu tính theo phương pháp này, thuế bảo vệ môi trường không phải là 1.000 đồng/lít mà phải tới 1.100 đồng/lít, các loại thuế khác cũng bị tăng một cách vô lý”-Còn giả sử phương pháp tính giá cơ sở thuế không chồng thuế, trong đó thuế TTĐB và thuế GTGT bằng 10% giá CIF: 16.079 x 10% = 1.600 đồng/lít thì giá cơ sở mặt hàng xăng A92 chỉ bằng 23.446 đồng/lít. Theo phương pháp này, doanh nghiệp có thể lãi hơn 100 đồng/lít.Chênh lệch của 2 phương pháp tính tới trên 1.000 đồng/lít xăng A92.Do thuế chồng lên thuế trong cách tính giá xăng dầu hiện nay khiến thuế trong giá cơ sở bị đẩy lên gần 500 đồng/lít. Do vậy mới có chuyện kinh doanh xăng dầu tưởng lãi hóa lỗ. Và điều cuối cùng là người tiêu dùng là người thiệt hại cuối cùng, có thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và kéo dài, bình quân giá FOB trong 30 ngày đã giảm nhưng các đầu mối vẫn chưa thể giảm giá do những yếu tố nội tại nêu trên.