Tết trung thu là một dịp nghỉ rất đặc biệt của người dân xứ sở Kim Chi, đây có thể được coi là “ngày tết chính thức của người Hàn”. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về ngày tết trung thu ở Hàn Quốc.
Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc gọi là gì?
Tết âm lịch hay tết Nguyên đán ở Hàn Quốc thường được gọi là Seol (설) hay Seollal (설날). Người ta cho rằng từ 설 này có nguồn gốc từ động từ 설다 hoặc 낯설다, cả hai đều có nghĩa là xa lạ, lạ lẫm, khác thường. Thế nên, tên gọi Seollal có thể được hiểu như một ngày đầu năm mới với những trải nghiệm mới mẻ và khác lạ.
Ngoài Seollal, tết Nguyên đán ở Hàn Quốc còn có khá nhiều tên gọi gốc Hán được ghi chép trong từ điển như: Wonil (원일, 元日), Wondan (원단, 元旦), Wonjeong (원정, 元正), Wonsin (원신, 元新), Wonjo (원조, 元朝), Jeongjo (정조, 正朝), v.v. Các tên gọi này đều mang ý nghĩa chung là “ngày đầu tiên trong năm”.
Bên cạnh đó, tết âm lịch cũng được gọi là Gujeong (구정, 舊正), phân biệt với Sinjeong (신정, 新正) là tết dương lịch.
Phong tục ngày tết Nguyên đán ở Hàn Quốc
Mỗi dịp tết đến, người Hàn thường dọn dẹp và sắm sửa, trang trí nhà cửa để đón tiếp người thân, họ hàng hay bạn bè đến chơi. Và “xẻng hứng lộc” Bokjori (복조리) là một vật trang trí không thể thiếu đối với mỗi gia đình.
Bokjori được làm từ tre và rơm, là một dụng cụ truyền thống được sử dụng để sàn và vo gạo, loại bỏ sạn và cát, bụi nhỏ lẫn trong gạo. Bokjori được người nông dân Hàn Quốc treo trên cổng hoặc cửa nhà vào dịp tết Seollal để cầu mong bước sang năm mới với mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc, giàu có.
Phong tục treo “xẻng hứng lộc” vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Bokjori cũng được bày bán rất nhiều, được trang trí đẹp mắt hơn với những sợi dây màu, kẹo và đồng xu đựng bên trong.
Buổi sáng ngày mùng 1 tết được bắt đầu bằng nghi lễ cúng gia tiên gọi là Charye (차례). Các thành viên trong gia đình thường mặc Hanbok hoặc trang phục chỉnh tề và cùng nhau bày biện mâm cúng tổ tiên. Rượu cùng với các món ăn được sắp xếp và bày trí cẩn thận trên bàn cúng gia tiên.
Đây là nghi thức trang trọng, không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, tết, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của dân tộc Hàn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong cho cả gia đình một năm mới bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc.
Sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, hưởng lộc tổ tiên ban cho và chuyện trò vui vẻ cùng nhau.
Sebae (세배) hay còn được gọi là “tuế bái” là một nghi thức truyền thống không thể thiếu trong ngày tết Nguyên đán ở Hàn Quốc. Khi thực hiện nghi thức này, trẻ con và những người trẻ tuổi trong nhà sẽ cúi lạy, tặng quà và chúc tết ông bà, cha mẹ.
Vì sự quan trọng của nghi thức Sebae, nên từ cách đặt tay thế nào, quỳ gối thế nào, tư thế khi bái lạy giữa nam và nữ khác nhau ra sao đều được người Hàn ghi nhớ và thực hiện rất nghiêm túc để có thể bày tỏ lòng tôn kính đối với thế hệ cha ông.
Trao nhau những lời chúc tốt đẹp trong ngày đầu năm dường như đã là một nét đẹp truyền thống ở hầu hết mọi quốc gia, và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. “세해 복 많이 박으세요” (Sehae-bok-mani-badeuseyo) là câu chúc tết tiếng Hàn đơn giản và phổ biến nhất. Câu chúc như một lời mừng năm mới, mong nhận được nhiều phước lành.
Đặc biệt, khi trẻ con trong gia đình chúc tết cũng sẽ được nhận Sebaetdon (세뱃돈) – tiền mừng tuổi – như những đứa trẻ Việt Nam. Các bé thường đeo bên mình một chiếc túi nhỏ gọi “túi gọi phúc” Bokjumeoni (복주머니). Chiếc túi này có màu sắc và hoa văn rực rỡ, tươi tắn, dùng để đựng tiền mừng tuổi trong ngày tết Seollal.
Tết Nguyên đán là một dịp lý tưởng để cả gia đình sum vầy, vui vẻ trò chuyện và dành thời gian cùng nhau tham gia các hoạt động đón mừng năm mới. Trong những buổi tụ họp như thế, thì không thể thiếu các trò chơi truyền thống gắn kết các thành viên trong gia đình.
Ở Việt Nam, mỗi dịp tết âm lịch cổ truyền, chúng ta thường chơi các trò như ô ăn quan, lô tô, cờ tỷ phú, cờ cá ngựa,… Còn đối với người Hàn, họ có một trò chơi rất phổ biến trong ngày tết Seollal, đó là Yutnori (윷놀이). Đây là trò chơi di chuyển các quân cờ theo kết quả tung 4 thanh gỗ (tựa như xúc xắc). Yutnori khá dễ nên rất phù hợp để cả gia đình cùng chơi với nhau.
Tết nguyên đán Seollal – Mùng 1/1 âm lịch
Cũng giống như ở Việt Nam, tết âm lịch là một dịp nghỉ lễ quan trọng ở Hàn Quốc hàng năm. Đây là thời gian sum họp gia đình, nhớ về tổ tiên, mặc quốc phục hanbok và thực hiện các nghi lễ truyền thống. Dù vậy tết âm lịch ở Hàn Quốc chỉ kéo dài từ 3-4 ngày tùy năm chứ không kéo dài như ở Việt Nam.
– Quà tặng cho cha mẹ/ông bà/người thân: Những sản phẩm tốt cho sức khỏe như nhân sâm, mật ong, thuốc bổ, rổ quà tặng gồm trái cây, thịt hộp, bánh truyền thông…hay phổ biến nhất vẫn là thẻ quà tặng và tiền mặt.
– Các món ăn không thể thiếu trong ngày tết: Tteokguk – canh bánh gạo; manduguk – canh mandu; kimchi mandu; nấm nhồi shiitake; miến trộn japchae…
– Các trò chơi truyền thống: trò xúc xắc bằng các thanh gỗ Yutnori, trò bập bênh Neoltwiggi, trò đá cầu Jegi-chagi…
– Các địa điểm du lịch cho du học sinh:
Các điểm du lịch nổi tiếng như cung điện, làng cổ hay bảo tàng sẽ vẫn mở cửa đón du khách và có các chương trình chào đón năm mới. Tuy nhiên, hãy lưu ý vì rất nhiều cửa hàng và quán ăn đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ bạn nhé.
Mới đầu, lễ Chuseok chỉ được tổ chức để ăn mừng mùa thu hoạch. Lâu dần, tết trung thu trở thành dịp để gặp gỡ người thân, nâng cao tình cảm gia đình. Kỳ nghỉ của tết trung thu thường kéo dài 3 ngày.
– Các món ăn đặc trưng: Bánh Songpyeon – bánh nếp nhiều màu, rượu baekju, canh thịt bò, canh rau….
– Các trò chơi: trò chơi rùa, trò kéo co Juldarigi, múa ganggangsullae
– Quà tặng phổ biến: Khác với Việt Nam hay Trung Quốc hay tặng bánh trung thu làm quà tặng, người Hàn Quốc có phong cách tặng quà rất đặc trưng khiến nhiều người không quen với văn hóa Hàn Quốc sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên. Dưới đây là những giỏ quà được ưa thích nhất của người Hàn Quốc vào dịp lễ Chuseok:
Hàn Quốc có khoảng 10 dịp nghỉ lễ trong năm, sau đây là chi tiết những ngày nghỉ lễ đó.
Trên đây là lịch nghỉ lễ tết cho du học sinh Hàn Quốc tham khảo. Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan tới du học Hàn, hãy liên hệ ngay Jellyfish Education để được giải đáp miễn phí nhé:
Jellyfish Education Vietnam – Hotline: 0982 014 138 Trụ sở chính: Phòng 1309, tòa nhà CMC, số 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hà Nội: Tòa nhà A1/D21 ngõ 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Hải Phòng: Phòng 339, tầng 3, tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, TP. Hải Phòng Huế: Tầng 05, tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, TP. Huế Đà Nẵng: F3, Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà MB Bank, số 538 Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
Hàn Quốc có ăn tết âm không? Ở Hàn Quốc có tết Nguyên đán không? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm và yêu mến văn hóa Hàn Quốc. Vậy thì hãy cùng Monday tìm hiểu về tết Nguyên đán ở Hàn Quốc để biết được người Hàn đón tết truyền thống như thế nào, bạn nhé!
Monday sẽ đưa các bạn đi khám phá một vòng Hàn Quốc vào dịp tết âm lịch cổ truyền. Cùng tìm hiểu về tên gọi và ý nghĩa của tết Nguyên đán ở Hàn Quốc, những phong tục và hoạt động thường diễn ra vào dịp tết. Và xem thử người Hàn Quốc đón mừng năm mới có gì giống và khác người Việt Nam chúng ta không nhé!