*Bảng xếp hạng đại học thế giới theo ngành học QS World University Rankings by Subject năm 2024
Giới thiệu ngành Truyền thông doanh nghiệp HANU
Chương trình đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy ngành Truyền thông doanh nghiệp (Mã ngành: 7320109) của trường Đại học Hà Nội nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân Truyền thông doanh nghiệp có kiến thức chuyên sâu về quản trị truyền thông trong doanh nghiệp. Cử nhân ngành Truyền thông doanh nghiệp vận dụng chính xác và sáng tạo những kiến thức và kỹ năng quản trị truyền thông trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị, quan hệ công chúng và các lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan; sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn; có tư duy phản biện và năng lực phát triển chuyên môn; có phẩm chất, năng lực tự chủ và thích ứng với môi trường làm việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và những thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, sinh viên còn được phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực sáng tạo, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ, giao tiếp liên văn hóa, liên nhân, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng xã hội và trau dồi kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp trình độ đại học hình thức chính quy ngành Truyền thông doanh nghiệp tại Trường, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí việc làm như sau: Chuyên viên quản trị truyền thông hoặc chuyên viên chuyên trách một lĩnh vực như truyền thông tiếp thị, quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện; Chuyên gia tư vấn xây dựng, thực thi, giám sát, đánh giá chiến lược, kế hoạch và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và tư nhân;… Ngoài ra, sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ hoặc làm công tác nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu về truyền thông.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Tổ hợp môn: D01: 34.1 D03: 34.1
- Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điều kiện đảm bảo: tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh ≥ 16 (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
- Điểm xét tuyển = điểm Toán + điểm Ngữ văn + (điểm Ngoại ngữ x 2) + (điểm ưu tiên x 4/3).
- Điểm chuẩn năm 2023: 34.1 điểm.
Xét tuyển kết hợp điều kiện và tiêu chí riêng của Trường
- Thí sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ.
- Học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên, HSG các cấp và thí sinh tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia.
- Điều kiện: Tốt nghiệp THPT năm 2023 + Điểm trung bình chung (ĐTBC) HK môn ngoại ngữ của 05 HK bậc THPT (trừ HK2 lớp 12) ≥ 7,0 điểm + ĐTBC 5HK bậc THPT ≥ 7,0 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
Xét tuyển kết hợp điểm kỳ thi ĐGNL/ ĐGTD năm 2023 và điều kiện riêng:
- ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM ≥ 850 điểm; ĐH Quốc gia Hà Nội ≥ 105 điểm.
- ĐGTD ĐH Bách khoa Hà Nội ≥ 21 điểm.
- Điều kiện: Tốt nghiệp THPT năm 2023 + Điểm trung bình chung (ĐTBC) HK môn ngoại ngữ của 05 HK bậc THPT (trừ HK2 lớp 12) ≥ 7,0 điểm + ĐTBC 5HK bậc THPT ≥ 7,0 điểm.
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét kết hợp thí sinh có các kết quả thi chuẩn hóa và chứng chỉ phù hợp điều kiện:
- SAT ≥ 1100/1600 điểm; ACT ≥ 24/36 điểm.
- Chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, mỗi môn đạt ≥ 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60).
- Điều kiện: Tốt nghiệp THPT năm 2023 + Điểm trung bình chung (ĐTBC) HK môn ngoại ngữ của 05 HK bậc THPT (trừ HK2 lớp 12) ≥ 7,0 điểm + ĐTBC 5HK bậc THPT ≥ 7,0 điểm.