Phát Triển Thể Chất Ở Trẻ Là Gì

Phát Triển Thể Chất Ở Trẻ Là Gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Các công việc liên quan đến phát triển thể chất?

Ngày nay, có rất nhiều công việc chuyên môn liên quan đến việc phát triển thể chất của con người, giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng nâng cao sức khỏe thể lực và xây dựng lối sống lành mạnh. Dưới đây là một vài công việc phổ biến thuộc lĩnh vực phát triển thể chất:

Giáo viên thể dục là giáo viên phụ trách giảng dạy và đào tạo về thể chất cho học sinh, sinh viên. Họ không chỉ cần thành thạo các kỹ năng thể thục thể thao mà còn nắm vững kiến thức lý thuyết về sức khỏe, thể chất, vận động.

Hiện nay hầu hết các trường học đều có giáo viên thể dục chuyên hướng dẫn các môn như thể dục, aerobic, bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật, điền kinh, nhảy xa,… Bên cạnh việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng thể dục, thể chất tổng thể cho các em học sinh, giáo viên thể dục còn là người phát hiện tiềm năng và ươm mầm những hạt giống thể thao tương lai, hướng dẫn nhưng em có đam mê đặc biệt về các môn thể dục thể thao.

Y học thể thao là một lĩnh vực riêng biệt trong chăm sóc sức khỏe, chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất và điều trị phục hồi chấn thương liên quan đến thể dục thể thao. Các bác sĩ thể thao nắm giữ chuyên môn sâu rộng về y học thể chất, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, vậy nên họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt nhất trong việc phát triển thể chất.

Những bậc phụ huynh muốn tìm hiểu cụ thể về tiềm năng thể chất của con em mình thì có thể đến gặp bác sĩ thể thao để nhận những tư vấn chuyên nghiệp, phù hợp với khả năng của con, biết nên nâng cao và phát triển những tố chất thể lực nào.

Công việc của các giáo viên mầm non không phải chỉ như các bảo mẫu mà còn phức tạp hơn thế. Những thầy cô giáo mầm non không chỉ có nhiệm vụ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ em mà còn là những người định hướng, phát triển thể chất của các em trong những năm đầu đời quan trọng nhất.

Ở độ tuổi còn học mẫu giáo, các bé cần hình thành và phát triển những kỹ năng vận động cơ bản nhất như bò, đi, trườn, nhảy, chạy, leo trèo,… Giáo viên mầm non sẽ là người hướng dẫn các em thực hành những bài tập cụ thể, có thể là cá nhân hoặc theo nhóm, để rèn luyện ý thức cũng như thói quen vận động cho các em.

Các chuyên gia về đời sống trẻ em sở hữu vốn kiến thức sâu rộng về tâm lý, hành vi cũng như thể lực của trẻ, có vai trò hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc phát triển con trẻ một cách toàn diện nhất. Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, giáo dục rèn luyện, họ sẽ nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi em từ đó đưa ra hướng phát triển phù hợp với mong muốn và khả năng từng em.

Họ không chỉ giỏi về phát triển thể chất mà còn là những chuyên gia trong lĩnh vực phát triển và khai phá con người, vậy nên có thể đưa ra những tư vấn hữu ích không chỉ ở giai đoạn đầu đời mà còn cả sau khi đã đến tuổi trưởng thành.

Trên đây là một số thông tin tổng quát liên quan đến vấn đề phát triển thể chất, đặc biệt là thể chất của trẻ em nhỏ. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được phát triển thể chất là gì, quá trình này có ý nghĩa to lớn ra sao cũng như những công việc, nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực trên. Chúc bạn sớm ứng tuyển thành công vào công việc về phát triển thể chất mà mình mong muốn!

Phát triển xã hội và cảm xúc

Trẻ 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình, không thích chia sẻ đồ chơi yêu thích của mình, thậm chí là sự quan tâm chú ý của mẹ. Sự tập trung của bé vẫn là về bản thân và nhu cầu của bé là trước tiên và quan trọng nhất. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bé không dễ dàng từ bỏ đồ chơi của mình cho người khác ngay cả khi bé không chơi đầu tiên.

Sự ra đời của trí tưởng tượng cũng có nghĩa là bé có thể bắt đầu tưởng tượng những người khác cảm thấy như thế nào. Nói cách khác, bé sẽ bắt đầu hiểu cảm xúc và sự đồng cảm.

Ở đây mẹ sẽ đóng một vai trò quan trọng bằng cách bắt đầu gắn nhãn cảm xúc cho bé bằng cách nói những điều như: “con đang khóc, con buồn à” và “ ồ con đang cười, con đang vui đấy”. Bằng cách hiểu cách bé cảm thấy bản thân và sử dụng sức mạnh trí tưởng tượng mới của mình, bé có thể bắt đầu hiểu rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy.

Đây là lúc bé có sự tập trung và chú ý ngắn, vì vậy bé cũng rất nhanh cười, nhanh khóc, nhanh giận dữ, và cũng nhanh chuyển sự chú ý của mình qua việc khác.

Trẻ 16 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Phát triển thể chất trẻ 16 tháng tuổi

Kỹ năng tay của trẻ đã tương đối thuần thục nhất là kỹ năng cầm nắm. Bé đã biết di chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác mà không bằng hành động ném nữa.

Một số trẻ đã có thể chạy được, tuy nhiên chạy chỉ nhanh hơn đi được một chút. Trẻ rất muốn được giúp đỡ bố mẹ, do đó mẹ hãy nhờ bé làm nhiều việc nhẹ nhàng như đưa khăn giấy cho mẹ, lấy chìa khóa ở trên bàn...Trẻ chắc chắn sẽ rất vui vẻ làm giúp vì khi đó trẻ thấy mình có ích.

Bạn chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi đá một quả bóng về phía trẻ và thấy trẻ phản hồi lại bằng cách chuyền bóng lại cho bạn đấy. Mặc dù vậy quả bóng có thể chỉ đi được một quãng đường và không đến được đích mà trẻ muốn.

Bé phát triển và thực hành các kỹ năng leo trèo, chạy, nhảy, nắm, ném nhiều hơn và thuần thục hơn theo mỗi ngày.

Trẻ 16 tháng đã có thể bước những bước đi đầu tiên

Bé 16 tháng tuổi biết làm gì?

Khi được “16 tháng tuổi trẻ biết làm gì?” là thắc mắc của nhiều cha mẹ, thực tế, giai đoạn này trẻ sẽ thích nghe bạn hát những vần điệu và bài hát dành cho trẻ ở tuổi mẫu giáo hoặc cố gắng hát theo bố mẹ bằng vốn từ ngữ ít ỏi của mình. Trẻ 16 tháng tuổi sẽ tập nói và nói được khoảng 3 từ, nhiều bé thậm chí nói được đến 15-20 từ.

Bạn sẽ rất dễ đoán được sở thích của bé yêu vì trẻ nhỏ có xu hướng thích lặp đi lặp lại một vài hành động.

Mặc dù bố mẹ có thể ngạc nhiên về những điều bé 16 tháng tuổi làm được trong quãng thời gian này nhưng bé yêu sẽ không kiên nhẫn lắm đâu. Đôi khi, thiên thần nhỏ dễ dàng khóc quấy nếu chẳng hài lòng về vấn đề nào đó.