Xuất Khẩu Tôm Năm 2022

Xuất Khẩu Tôm Năm 2022

(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 lập kỷ lục khi đạt 4,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2021. Tuy nhiên năm nay tình hình không mấy khả quan, khi xuất khẩu sang các thị trường chính đều đồng loạt giảm, bên cạnh đó là sự cạnh tranh về giá bán, từ các quốc gia khác như Ecuador và Ấn Độ.

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,6 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ. Nhiều chuyên gia nhận định, sản lượng tôm vẫn sẽ tăng, đạt khoảng 1 triệu tấn các loại. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu khó đạt được như năm 2022.

Những tháng gần đây, kết quả xuất khẩu có dấu hiệu hồi phục. Hai thị trường chủ lực là Mỹ, Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu của Việt Nam sang 2 thị trường lớn này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường như Nhật Bản, Australia, Canada cũng tăng cường nhập tôm từ Việt Nam.

Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Giá tôm hiện ở mức thấp kỷ lục trong vòng 3 năm nay gây ra nhiều khó khăn cho nông dân., nhất là đang trong thời điểm thu hoạch tôm thẻ với sản lượng lớn. Tại Bạc Liêu, bà con phải gánh áp lực không nhỏ, khi chi phí đầu tư tăng cao. Nhiều hộ thậm chí đứng trước nguy cơ lâm vào cảnh trắng tay.

Giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá bán giao động khoảng 110.000 đồng. Mức giá này người nuôi không có lợi nhuận cho dù năng suất có tăng cao. Với các hộ nuôi gặp bất lợi như tôm chậm lớn, dịch bệnh hay tỷ lệ đầu con thấp sẽ bị lỗ hoàn toàn. Không chỉ giá thấp, đầu ra cũng gặp khó vì doanh nghiệp chỉ mua tôm thương phẩm ở một số size nhất định.

"Giá thức ăn, thuốc thủy sản, các vật tư thiết bị để phục vụ nuôi tôm tăng. Thức ăn một năm tăng khoảng 2 - 3 lần, trong khi giá tôm hiện nay thấp", ông Tạ Hoàng Nhiệm, Giám đốc HTX Nuôi tôm công nghệ cao Đông Hải, Bạc Liêu, cho biết.

Hiện nay chí phí nuôi dao động khoảng 100.000 - 110.000 đồng/kg tôm thành phẩm loại 30 con. Theo các chuyên gia, nếu so với Ấn Độ hay Ecuado, chi phí nuôi chỉ khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg thì rõ ràng con tôm Việt Nam đang yếu thế. Ngoài ra. sản lượng nuôi ở 2 quốc gia này cũng gấp 2 - 3 lần Việt Nam. Còn ở khâu xuất khẩu, các mặt hàng tôm cũng gặp khó khi cạnh tranh với sản phẩm tôm từ các nước khác.

Các quốc gia có thế mạnh phát triển nuôi tôm đều đặt mục tiêu tăng sản lượng nuôi trong thời gian tới, vì vậy giá tôm khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn.

Khi ngành tôm thiếu năng lực cạnh tranh

Không chỉ sản lượng tôm nuôi đang bị một số nước khác vượt qua, chất lượng tôm của Việt Nam nói chung và của thủ phủ tôm Bạc Liêu nói riêng cũng đang chịu lép vế. Nguyên nhân là vì phần lớn thiếu những chứng nhận cần thiết. Đây chính là giấy thông hành quan trọng để con tôm Việt rộng đường xuất ngoại.

Bạc Liêu có hơn 130.000 hecta nuôi tôm, nhưng đến nay chỉ có 1.300 hecta đạt được các chứng nhận như GlobalGAP, ASC, Organic. Việc thiếu kinh phí xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, phải lệ thuộc vào doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, khiến nhiều địa phương gặp khó khi mở rộng chứng nhận quốc tế.

"Các vùng nuôi chỉ dừng ở việc người dân hợp tác với nhau tạo thành diện tích tương đối lớn, sau đó kinh phí là các công ty hỗ trợ, nên việc mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn gặp khó khăn", ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, Bạc Liêu, cho hay.

Việc thiếu những chứng nhận cần thiết nên tôm nuôi của người dân dù có chất lượng vẫn bị bán theo kiểu tôm xô, giá rẻ và thị trường thường bấp bênh. Nhiều quốc gia đột ngột thay đổi quy định nhập khẩu sẽ làm lượng tôm này khó tiêu thụ hơn. Điển hình như năm 2021, Trung Quốc đưa ra quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng thư xuất khẩu đối với nông sản Việt Nam, trong đó có thủy sản khiến doanh nghiệp bị động hoàn toàn.

Không chỉ gặp khó khi nguyên liệu thiếu chứng nhận để cạnh tranh, mà đối với lĩnh vực xuất khẩu, Bạc Liêu cũng chưa được cải thiện.

"Sóc Trăng có nhà máy lớn, do đó kim ngạch xuất khẩu của họ hơn Bạc Liêu. Do đó, thời gian tới cần khuyến khích các nhà máy hiện có để nâng cao dây chuyền, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, mặt khác thu hút đầu tư các nhà máy mới", ông Tô Minh Đương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, nhận định.

10 năm qua, Bạc Liêu cũng chỉ loay hoay ở các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên được ký năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh tiếp cận được các nước này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu cao và giá tăng. Trong nửa cuối năm, lạm phát cao ở các nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức cao, khiến XK tôm giảm tốc. Tháng 12/2022, XK tôm giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021 đạt 259 triệu USD.

Về sản phẩm XK, giá trị XK tôm sú giảm, tôm chân trắng vẫn tăng trong năm 2022. Các sản phẩm tôm chế biến tăng tốt hơn các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh. Trong số các sản phẩm tôm sú và tôm chân trắng XK, chỉ tôm sú tươi/đông lạnh giảm 7%, tôm sú chế biến khác tăng tốt nhất 15%. Giá trị XK tôm chân trắng chế biến và tôm chân trắng tươi/đông lạnh tăng lần lượt 11% và 3%.

Trong tháng 12/2022, XK tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm trong đó XK sang Mỹ và EU giảm mạnh nhất lần lượt 46% và 44%, XK sang Nhật Bản giảm 4%, XK sang Hàn Quốc giảm 25%, duy nhất thị trường Trung Quốc vẫn tăng NK tôm từ Việt Nam với mức tăng trưởng 38% trong tháng 12.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2022, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 807 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 11/2022, Mỹ NK 64.014 tấn tôm, trị giá 579,3 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ tư liên tiếp, NK tôm vào Mỹ ghi nhận giảm.

Nguyên nhân khiến NK tôm vào Mỹ giảm là do tồn kho còn nhiều. Doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đều chậm, các hãng bán lẻ đôi khi còn yêu cầu hoãn giao hàng. Mặc dù tồn kho cao, nhưng giá tôm tại Mỹ không giảm do các nhà bán buôn chưa muốn bán ra vì chưa được giá.

Nhu cầu tiêu thụ trong kỳ nghỉ lễ khá lớn. Đây là kỳ nghỉ đông đầu tiên ở Mỹ kể từ năm 2019 khi du lịch được cho là đã trở lại mức bình thường. Du lịch nhiều hơn có nghĩa là tụ tập nhiều hơn và ăn uống nhiều hơn, dẫn đến tiêu thụ hải sản nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu hồi phục vẫn chưa thể “giúp ích” được cho các nhà xuất khẩu tôm hàng đầu sang Mỹ.

Nhà xuất khẩu tôm hàng đầu của Mỹ là Ấn Độ (21.413 tấn, trị giá 187,18 triệu USD) ghi nhận mức giảm lần lượt là 28% và 31% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Argentina và Peru đều ghi nhận mức giảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu sang Mỹ. Trong số các nhà xuất khẩu tôm sang Mỹ, chỉ có Ecuador tiếp tục tăng sản xuất tôm so với cùng kỳ năm 2021.

Nhu cầu NK tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu năm 2023 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.

Năm 2022, XK tôm sang thị trường EU đạt 691 triệu USD, tăng 13% so với năm 2021. XK tôm Việt Nam sang EU bắt đầu giảm từ tháng 10 năm 2022. Lạm phát tại đây cao kỷ lục, khủng hoảng giá năng lượng, biến động tỷ giá ảnh hưởng tới chi phí lưu kho và tổ chức tiêu thụ.

Tháng 12/2022, trong khi XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, XK sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận tăng. XK tôm Việt sang Trung Quốc trong tháng này đạt 48 triệu USD, tăng 38%. Năm 2022, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt gần 664 triệu USD, tăng 61% so với năm 2021.

Từ 8/1/2023, Trung Quốc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngặt nghèo đối với hàng NK như xét nghiệm, khử trùng và kiểm dịch. Điều này được kỳ vọng làm tăng nhu cầu NK và tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trong những tháng đầu năm 2023.

Với doanh thu cao lên đến 10.000 tỷ mỗi năm, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được biết đến là tập đoàn thủy sản hàng đầu Việt Nam khi có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Minh Phú vẫn đang tiếp tục xây dựng mạng lưới tiêu thụ, mở rộng sang các thị trường như Mỹ, Australia, EU, Canada,…

Đây còn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam được nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Hai sản phẩm chủ lực đã giúp tạo nên danh tiếng cho Công ty chính là tôm sú và TTCT.

11 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú đạt 318,885 triệu USD và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Minh Phú còn có các Công ty con khác như Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, Chế biến Thủy sản Minh Phát, Thủy sản Minh Quí…

Thành lập vào năm 1978, Stapimex đã và đang là một trong những công ty NTTS hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty được chào đón tại các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản…

Ngày nay, Stapimex càng tự hào hơn khi sở hữu các trang trại và cơ sở chế biến đạt chuẩn. Nhiệm vụ của Công ty là cung cấp các sản phẩm an toàn, tươi ngon, giàu dinh dưỡng, giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường và các thế hệ tương lai. Trong suốt hơn 4 thập kỷ hoạt động, sản phẩm của công ty Stapimex đã được chấp nhận tại nhiều thị trường trên khắp thế giới.

11 tháng, giá trị xuất khẩu thủy sản của Stapimex đạt 305,139 triệu USD, là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn thứ hai cả nước.

Cases chế biến và xuất khẩu các loại sản phẩm như tôm sú, TTCT, tôm hồng, tôm sắt PD, PUD, PDTO, HOSO, EZP NOBASHI dạng block, IQF, bán khối và theo yêu cầu của khách hàng. Công suất của nhà máy Cases khoảng 4.000 – 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chế biến và xuất khẩu các loại mực ống, mực nang, bạch tuộc dạng block, IQF và khay với công suất khoảng 2.000 – 3.000 tấn/năm. Chế biến và xuất khẩu surimi đông lạnh chất lượng cao với công suất khoảng 7.000 – 8.000 tấn/năm. Chế biến, xuất khẩu và cung cấp bột cá trong nước với công suất khoảng 8.000 tấn/năm. Với tiềm lực đa dạng và vị trí lý tưởng, Cases sẽ gia công và cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho trong và ngoài nước.

233,758 triệu USD là giá trị xuất khẩu thủy sản của Cases 11 tháng năm 2022, giúp doanh nghiệp giữ vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

Với vị trí nhà máy chế biến đặt tại TP Sóc Trăng, Sao Ta thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, thu hút lao động cũng như mở rộng ngành nghề sau này. Đến nay, Công ty đã đặt được nền tảng vững chắc ở các thị trường lớn là EU, Nhật Bản và Mỹ; đồng thời giữ một thị phần khá tốt ở Hàn Quốc, Australia. Trình độ chế biến sản phẩm tôm ở FimexVN thuộc hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn. Hiện, Sao Ta có vùng nuôi tôm riêng rộng 270 ha, đạt chuẩn BAP, ASC tạo thêm an tâm về tôm sạch tới khách hàng.

Trong chiến lược phát triển của mình, đến năm 2025, Sao Ta sẽ tăng gấp đôi diện tích nuôi tôm, tranh thủ mọi cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại để mở rộng quy mô kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và nằm trong top 2 những nhà chế biến tôm lớn nhất Việt Nam. 11 tháng, giá trị xuất khẩu tôm của FimexVN đạt 154,592 triệu USD.

Với giá trị xuất khẩu 122,063 triệu USD 11 tháng năm 2022, Thuan Phuoc Corp đứng thứ năm trong bảng xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước năm 2022.

Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được thành lập năm 1987, hiện đang hoạt động trong KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Công ty là một trong những Nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Thuận Phước sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và thực phẩm công nghệ. Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện giao thông vận tải và hàng tiêu dùng.

Taika Seafood Corp tọa lạc tại miền Nam Việt Nam với diện tích nhà máy chế biến là 12.000 m2. Đây là trung tâm cung cấp nguyên liệu tốt. Công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng mới nhất như BRC, BAP, ASC, HACCP, SSOP, GMP. Các trang trại của Taika Seafood Corp được nuôi trồng theo tiêu chuẩn ASC, BAP và GlobalG.A.P để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Sản phẩm chính của Taika Seafood Corp: tôm sú, TTCT, tôm hồng, tôm sắt chế biến sống và chín (HOSO, HLSO, PDTO, PD, PUD), Nobashi, sushi, chiên sẵn, tẩm bột, chả giò, dimsum, khoai tây tôm, các mặt hàng còn nguyên vỏ… Sản phẩm được đóng gói theo block, IQF, semi IQF, hút chân không, khay, màng co… với công suất lên đến 30.000 tấn/năm. Thị trường chính của Taika Seafood Corp là Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, UAE, Singapore, Philippines… Trong 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Taika Seafood Corp đạt 111,723 triệu USD.

Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) là nhà chế biến và xuất khẩu tôm có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Công ty chế biến và xuất khẩu TTCT và tôm sú cho các kênh bán lẻ và dịch vụ thực phẩm trên khắp Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế giới. Sản phẩm bao gồm các mặt hàng giá trị gia tăng (tẩm bột, tempura, tôm ướp…) sushi, nobashi (PTO kéo dài), xiên que, khoanh ngoài tôm chín và tôm sống.

Lợi thế chính của Vina Cleanfood trên thị trường là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Để duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu, Vina Cleanfood sở hữu những vùng nông trại bền vững, được chứng nhận BAP và ASC rộng lớn với sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 4.000 tấn bên cạnh việc thu mua trực tiếp 100% từ nông dân mà chưa có công ty nào làm được điều này tại Việt Nam. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do không ngừng mở rộng diện tích nuôi trồng… Với giá trị xuất khẩu 95,407 triệu USD, Vina Cleanfood cũng là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn của nước ta.

Havico thiết lập mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sự tôn trọng cao nhất. Havico cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội, với Hệ thống quản lý phù hợp với ISO 22000, HACCP CODEX, ISO 9001, ISO 14001, BRC, SA 8000 và ISO/IEC 17025; đồng thời vượt trội về năng lực, kinh nghiệm sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng thủy sản. Havico có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ với các bên liên quan và khách hàng đến từ Nhật Bản, EU, Mỹ và các quốc gia khác trên toàn thế giới từ năm 1995. Havico làm việc tận tâm, nỗ lực vì những sản phẩm tốt nhất và luôn sẵn sàng làm việc vì sự hài lòng của khách hàng.

Với giá trị xuất khẩu 93,034 triệu USD 11 tháng năm 2022, Havico đứng thứ tám trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam.

Công ty CP Nha Trang Seafoods – F17 luôn khẳng định uy tín thương hiệu với khách hàng, ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt 87,458 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2022.

Nha Trang Seafoods – F17 có thị trường xuất khẩu được mở rộng sang các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Tây Âu… Từ năm 2001 đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 22 triệu USD. Hai năm 2008, 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Nhiều năm liền Công ty được Nhà nước khen thưởng về thành tích thu nộp ngân sách và xuất khẩu. Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996), 2 Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1985, 1994) và một Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1981), được Bộ Thương mại tặng danh hiệu đơn vị xuất khẩu uy tín, Hội nghề cá Việt Nam trao tặng cúp Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh sản xuất tôm giống bán ra thị trường, Thông Thuận còn tiến hành nuôi tôm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Kiên Giang để phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu, hiện Thông Thuận có hai nhà máy: Một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Thành Hải, tỉnh Ninh Thuận và một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận đáp ứng đầy đủ về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất khắt khe của quốc tế. Đối với thị trường châu Âu, Công ty có đầy đủ các chứng chỉ: GlobalG.A.P, ASC, BRC, BAP 3 sao, IFS, BSCI, SEDEX, BAP 4 sao, do đó tạo ra nguồn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, được khách hàng các nước tin tưởng, thị trường luôn tăng trưởng. Trong 11 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm của Thông Thuận đạt 74,704 triệu USD, giúp doanh nghiệp có mặt trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam.

Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm của Việt Nam đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 2,7% so với năm 2020. Năm 2022, mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam phấn đấu đạt 3,9 - 4 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tập trung quản lý tốt khâu giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, các địa phương, doanh nghiệp và người nuôi tôm cần đẩy mạnh quản lý số, xây dựng mã số vùng nuôi, ao nuôi cũng như thông số để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả; phát triển các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh./.

Tiến Dũng – Thanh Văn/Chuyên mục Vàng trong đất ngày 11.12-TTV

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Thủy sản Minh Phú, Sao Ta, Minh Phú Hậu Giang, Thủy sản miền Trung và Hải Việt là 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Nhật Bản trong năm vừa qua.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm tương đối ổn định của Việt Nam trong năm 2022 với mức tăng trưởng 16% so với năm 2021, đạt 671 triệu USD.

Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn nhất với 13,5%. CTCP Thực phẩm Sao Ta đứng vị trí thứ 2 với 11,2%; đứng vị trí thứ ba là CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang với 10,3%; CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung với 4,9%...

Theo VASEP, thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ, phù hợp năng lực chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.

Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản, giá trị xuất khẩu tôm sú chế biến tăng mạnh nhất với 25%, góp phần kéo đà tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm tôm nói chung sang thị trường này. Theo VASEP, trong vòng một năm trở lại đây, người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ tôm sú từ thị trường Việt Nam.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm xuất khẩu chính như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh…

Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2022 dao động từ 5,1-10,6 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản dao động từ 10,8-15,8 USD/kg.

Đánh giá về tình hình năm 2023, VASEP dẫn nguồn từ Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), triển vọng tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản năm nay dự kiến tăng 2,2% nhờ sự khôi phục của lĩnh vực du lịch - dịch vụ và chính sách tăng lương cho người lao động của các doanh nghiệp trong nước vào đợt tăng lương vào mùa xuân.

Với những thông tin tích cực về nền kinh tế Nhật Bản, dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ổn định trong năm 2023. Nửa đầu tháng 1/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 20 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 11/2022 nhìn chung trong mặt bằng 30.000 đồng/kg cho cá cỡ từ 800g-1kg. Các công ty lớn chủ yếu bắt cá trong hệ thống nhà cho các hợp đồng đã ký, ít giao dịch mới. Giá cá tra giống cỡ 28-35 con/kg tại hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL và Đông Nam Bộ tăng 5.000-6.000 đồng/kg so với tháng trước lên mức 37.000 – 39.000 đồng/kg.

Các hộ nuôi và doanh nghiệp tìm mua giống trong khi nguồn giống cỡ lớn khoảng 30 con/kg còn tương đối ít, đẩy giá thị trường tăng. Tăng trưởng xuất khẩu cá tra chậm lại, những tín hiệu thị trường không còn được tích cực như giai đoạn nửa đầu năm. Lạm phát khiến nhu cầu giảm dần qua từng tháng, nhất là tại các thị trường Mỹ, EU, Anh, thậm chí ở cả các thị trường vốn có lợi thế về thuế quan CPTPP hoặc lợi thế về địa lý.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 11/2022 ước đạt 139 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 11 tháng năm 2022 lên 2.187 triệu USD, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu cỡ lớn tại ĐBSCL trong tháng 11/2022 nhích nhẹ sau khi giảm vào cuối tháng trước, các nhà máy chế biến mua hàng chậm trong bối cảnh nguồn cung thấp. Tại Bạc Liêu, giá trung bình tôm sú ướp đá cỡ lớn 20 và 30 con/kg hiện ở mức 300.000 đồng/kg và 240.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 10. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 40, 60, 70 con/kg lần lượt ở mức 130.000 đồng/kg, 105.000 đồng/kg, 100.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 11/2022 ước đạt 321 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm ước đạt 3.840 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 năm 2022 ước đạt 750 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2022 đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 10 tháng năm 2022, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Trong 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại tất cả các thị trường. Trong đó, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Trung Quốc (tăng 82,1%).

Về nhập khẩu, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 11 năm 2022 đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 11 tháng năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 10 tháng  năm 2022 chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,9%), In-đô-nê-xi-a (10,1%) và Na Uy (9%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 từ Ấn Độ tăng 18,7%, In-đô-nê-xi-a (tăng100,7%) và Na Uy (tăng 10,9%)./.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2022, tôm Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, tôm Việt Nam có thế mạnh về thị phần và nổi trội về chất lượng. Trong đó, tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có nhiều nước cạnh tranh, nhất là tại những thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, tuy nhiên, tại nhiều thị trường nhập khẩu quan trọng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Australia,…,tôm Việt Nam có vị thế nhờ chất lượng ổn định, sản phẩm đa dạng từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, hiện nay tôm sinh thái Việt Nam đang được thế giới quan tâm. Cùng với đó là lợi thế về thuế nhập khẩu tại nhiều thị trường nhờ các hiệp định thương mại tự do. Trong khi đó, nhu cầu tôm tại các thị trường dự báo sẽ tiếp tục tăng như tại Mỹ, EU, Australia, Anh, Canada, Hàn Quốc.

Bên cạnh những thuận lợi, trong năm 2022, VASEP cũng chỉ ra những thách thức mà xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phải đối mặt. Đó là dịch COVID-19 vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, thương mại và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cùng với đó là những khó khăn nội tại khi quy mô sản xuất của ngành tôm còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, giá thành cao dẫn đến hiệu quả chưa cao. Giá thành sản xuất tôm còn cao hơn các nước đối thủ, đồng thời là việc thiếu lao động và nhân lực chất lượng cao.

Thêm một thách thức khác cho ngành tôm, đó là giá đầu vào tăng, khó kiểm soát; cước vận tải biển và chi phí vận tải tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Đồng thời là xu hướng mất thị phần tại các thị trường trước Ấn Độ và Ecuador.

Theo dự báo của Rabobank, năm 2022, mức tăng trưởng sản lượng tôm toàn cầu sẽ tăng khoảng 5%. Bên cạnh đó, trong năm 2022, Ecuador có thể xuất khẩu tới 1,2 triệu tấn tôm. Trong khi đó, Ấn Độ khó có khả năng phục hồi sản lượng về mức trước đại dịch cho tới năm 2023.

Về giá thị trường với sản phẩm tôm, dự kiến giảm trong năm 2022 do sản lượng tăng và những hạn chế để phòng đại dịch COVID-19.

VASEP dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Australia sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chi phối sự tăng trưởng của ngành tôm xuất khẩu. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và Hàn Quốc phục hồi chậm. Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể sẽ khả quan hơn năm 2021. Dự báo năm 2022, xuất khẩu tôm sẽ tăng khoảng 10%, đạt 4,3 tỷ USD./.

Xuất khẩu tôm vẫn bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ; xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 11 đạt trên 310 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm đến tháng 11/2023 ước đạt 3,15 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.

Xuất khẩu tôm vẫn bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ, trừ một vài thị trường nhỏ.

Thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…

Theo đánh giá của VASEP, lạm phát đang giảm ở tất cả các nước lớn ở châu Âu, tuy nhiên nhu cầu vẫn yếu.

Nhu cầu tôm ở Đông Nam Á và Viễn Đông dự kiến sẽ cải thiện vào cuối năm do lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán. Giá sẽ tăng trong giai đoạn này khi tổng sản lượng thấp theo mùa.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FIMEX Việt Nam, hiện nay lượng tôm thương phẩm lưu thông không nhiều, các doanh nghiệp chế biến chỉ nhận lượng tôm nguyên liệu hàng ngày chỉ bằng nửa so các năm bình thường. Nguyên nhân là đơn hàng không có nhiều.

Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11 tháng năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022, trong số đó, cá đạt 3.253.300 tấn, tăng 3,6%; tôm đạt 1.100.400 tấn, tăng 5,9%.

Thời gian qua, các mô hình nuôi tôm hiệu quả và ứng dụng kỹ thuật cao như tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, thâm canh; tôm sú thâm canh, bán thâm canh, mô hình nuôi quảng canh cải tiến kết hợp đang phát triển rất mạnh.

Trong sản lượng tôm 11 tháng, riêng tôm sú đạt 252.600 tấn, tăng 1,5%; tôm thẻ chân trắng đạt 779.700 tấn tăng 7,3%.

Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp cho biết giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng trong tháng 11/2023, nhất là đối với tôm cỡ lớn, nhưng nguồn cung không nhiều do trong thời gian giá tôm giảm, nhiều hộ “treo ao” chưa thả nuôi vụ mới.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chính trong tháng 11 đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái sau nhiều tháng liên tục tăng trưởng âm, nhưng đà phục hồi vẫn chưa thể bứt phá trong dịp cuối năm nay.

Các nhà máy thu mua nguyên liệu ổn định ở mức thấp do đơn hàng xuất khẩu trong hai tháng cuối năm chưa nhiều.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg trung bình được thu mua ở mức 210.000 đồng/kg trong tháng 11/2023, tăng 27.500 đồng/kg so với tháng 10/2023; cỡ 30 con/kg ở mức 157.500 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg là 117.500 đồng/kg, tăng 1.250 đồng/kg.

Giá tôm thẻ chân trắng ướp đá cỡ 30 con/kg trung bình ở mức 130.000 đồng/kg, tăng 6.730 đồng/kg; cỡ 40 con/kg 115.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; cỡ 60 con/kg 95.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg; cỡ 700 con/kg 90.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg./.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, cả nước sản xuất được 41.000 con tôm bố mẹ (21.000 con tôm thẻ chân trắng và 20.000 con tôm sú); sản xuất tôm giống đạt 144,5 tỷ con (tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2020)

Năm 2021, diện tích tôm nước lợ thả nuôi đạt 747 nghìn ha (nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 121 nghìn ha). Sản lượng tôm nuôi các loại năm 2021 đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tôm sú 265 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 655 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,4% so với năm 2020).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành sản xuất nuôi tôm của nước ta vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế: Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên, trong nước mới cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất. Còn nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch.

Đây là những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện, nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh. Giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; giá cước vận chuyển vật tư tăng cao. Phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống cấp, thoát nước không đảm bảo, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp.

Công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh chưa phù hợp, năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Mặc dù diện tích lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp. Công tác đăng ký nuôi tôm nước lợ còn chậm, tỷ lệ đăng ký thấp dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hệ lụy là thiếu nhân công, giá vật tư tăng cao, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất vẫn tồn tại.

Năm 2022, ngành thủy sản phấn đấu sản xuất khoảng 260.000 - 270.000 con tôm bố mẹ (tôm thẻ chân trắng 200.000-210.000 con, tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140-150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 100-110 tỷ con và tôm sú 30-40 tỷ con). Diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha; sản lượng tôm các loại 980 nghìn tấn, trong đó tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm trên thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 10-12%.

Cũng tại hội nghị, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các địa phương sản xuất tôm giống và nuôi tôm tổ chức lễ ký quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022.

Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha, trong đó, tôm sú 625.000ha, tôm thẻ 125.000ha; sản lượng tôm các loại 980.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD.

Ngày 11/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2022 và ký Quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 28 tỉnh, thành ven biển trên cả nước.

Theo kế hoạch sản xuất tôm năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha; trong đó, tôm sú 625.000ha, tôm thẻ 125.000ha; sản lượng tôm các loại 980.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD (tăng 2,56% so với năm 2021).

Đối với nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 200.000-210.000, tôm sú 60.000 con; tôm giống khoảng 140-150 tỷ con; trong đó, tôm thẻ chân trắng 100-110 tỷ con và tôm sú 30-40 tỷ con.

Năm 2022, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vượt 4 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần nhận diện khó khăn, tồn tại, phân tích những thách thức, Bộ sẽ ghi nhận đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, quản lý nâng cao chất lượng tôm giống; giải pháp giảm giá thành sản xuất tôm nuôi, đầu tư hạ tầng vùng nuôi, giải pháp công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh... để ngành tôm hướng tới phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù năm 2021, ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có ngành tôm phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng đại dịch COVID-19 để lại nhiều thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước; tuy nhiên ngành tôm vẫn đạt kết quả khá tốt.

Sản lượng tôm nuôi các loại đạt 970.000 tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2020. Riêng tôm nước lợ đạt 930.000 tấn. Với kết quả đạt được như vậy, nếu nhìn lại diện tích và sản lượng thì vẫn còn có những hạn chế.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngoài khó khăn của đại dịch COVID-19, thì hạ tầng nông nghiệp nói chung và hạ tầng nông thôn nói riêng còn lạc hậu, yếu kém, ngoài ra còn vấn đề ô nhiễm môi trường, thú y và con giống.

Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu như chúng ta không có bước giải quyết một cách căn cơ, kể cả trước mắt và lâu dài, trong khi nuôi công nghệ cao chỉ đạt trên dưới 10%, còn chủ yếu là nuôi ao đất. Kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học mà cứ như thế này, mà để giải quyết từ nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh thì chắc chắn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Về con giống, mặc dù Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức thanh tra kiểm tra đột xuất theo kế hoạch, nhưng vấn đề chất lượng, truy xuất nguồn gốc còn là bài toán. Vấn đề thú y cũng vậy, vẫn còn đang rất nan giải.

Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, vượt qua khó khăn của dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng trong năm qua đạt được kết quả khá nổi bật.

Tổng diện tích thả nuôi của tỉnh đạt trên 76.700ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 339.000 tấn; trong đó, sản lượng nuôi thủy sản đạt gần 271.000 tấn. Riêng về nuôi tôm nước lợ năm 2021, toàn tỉnh Sóc Trăng thả nuôi 53.000ha, sản lượng đạt 189.000 tấn.

[Tiếp đà phát triển, ngành tôm Việt đón sóng cơ hội trong năm 2022]

Cũng theo Phó Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, đến nay, diện tích nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng đang được mở rộng và tăng lên, chiếm 93,7%, trong đó, nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao chiếm 9%, với khoảng hơn 4.000ha.

Hiện, Sóc Trăng có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp, người dân và nhất là các tổ chức tín dụng đầu tư để chuyển đổi từ ao đất sang ao bạt, để quản lý được môi trường cũng như là đảm bảo cái hạn chế rủi ro.

Với nguồn nguyên liệu dồi dào, đã góp phần cho các doanh nghiệp của tỉnh thu mua, chế biến, xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm qua là gần 1,3 tỷ USD, trong đó, riêng tôm nước lợ đạt trên 1 tỷ USD.

Ông Nam nhấn mạnh, để thúc đẩy và phát triển ngành nuôi tôm của tỉnh, giải pháp tín dụng để đầu tư cho nuôi tôm nước lợ được tỉnh rất quan tâm, nhằm đưa ngành tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển bền vững, góp phần tăng năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị xuất khẩu.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, ngành nông nghiệp các tỉnh có phong trào nuôi thủy sản mạnh của cả nước đã có nhiều tham luận đóng góp, đề xuất kiến nghị để hướng tới việc nuôi tôm có hiệu quả, ngành tôm phát triển bền vững.

Các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp như tập trung tổ chức liên kết giữa các địa phương nuôi tôm; Xây dựng kịch bản sản xuất tôm nước lợ trong điều kiện COVID-19, đảm bảo không bị động trước biến động của dịch bệnh, thị trường.

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển ngành tôm nước lợ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; Tiếp tục quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản...

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, ngành, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương vào cuộc kịp thời để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và sự đồng lòng, chung tay, chia sẻ khó khăn của người dân, doanh nghiệp dẫn đến ngành tôm năm 2021 vẫn đạt kết quả tốt.

Cụ thể, sản lượng tôm nuôi năm 2021 các loại đạt 970 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2020. Xuất khẩu tôm cả nước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 5,4% so năm 2020; trong đó 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD./.

Ngày 21/7, Bộ NN&PTNT tổ chức "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam".

Theo thống kê của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), năm 2022 xuất khẩu tôm đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD.

Đến năm 202, tình hình xuất khẩu giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ đã giảm đến gần 32%. Trong đó, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Kông và Hàn Quốc) đồng loạt giảm 2 con số, trong đó giảm mạnh nhất thị trường EU với 48,9%, Mỹ giảm 38,1%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản giảm 29% và Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, phân tích số liệu từng tháng, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTN) nhận định: "Thị trường tôm đang có xu hướng ấm dần lên trong những tháng qua. Dự báo trong các tháng cuối năm 2023, yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho ở các thị trường có xu hướng giảm và nhu cầu tăng cho các lễ hội cuối năm tăng, sẽ giúp cho xuất khẩu mặt hàng tôm tăng trở lại".

Tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam", Bộ NN&PTNT đã đưa ra nhận định không những để bắt kịp xu hướng của thị trường mà cần có các hành động để phát triển cho ngành hàng tôm được bền vững hơn.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước đã có hơn 370 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu và đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ bé khiến hạ tầng nguồn nước cấp, nước thoát nước chưa đồng bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất và nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Chi phí sản xuất tôm còn cao so với các nước đối thủ trên cùng phân khúc thị trường.

Minh họa cụ thể cho việc này, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, với diện tích hơn 140 nghìn ha, Bạc Liêu là một trong số 3 địa phương có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, ông Thiều cũng nhấn mạnh mối lo về môi trường của địa phương: "Nếu như chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà vấn đề về ô nhiễm, và xả thải ra môi trường không được xử lý tốt, thì sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai".

Ông Phạm Văn Thiều nhìn nhận, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường, môi trường trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là đang xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm trên diện rộng và trở thành mối đe dọa tiềm ẩn.

Thực tế hiện nay các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu đều đáp ứng các quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Mặt hàng tôm đã được chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura…), qua đó, áp ứng được cả thị trường khó tính nhất là Nhật Bản.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tận dụng một số phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp như chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin... Do vậy, tôm vẫn tiếp tục được coi là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta.

Khâu chế biến đã đáp ứng được tương đối yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, chính vì vậy khâu sản xuất cần được chú trọng hơn.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTN), để ngành tôm phát triển bền vững, đạt được các mục tiêu đã đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới.

Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuối sản xuất theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Cập nhật và thông tin kịp thời các quy định thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại thúc đẩy xuất khẩu; nắm bắt, tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng muốn ngành tôm phát triển bền vững, trước tiên, phải thay đổi tư duy, nhận thức của người dân. Chỉ khi người dân đồng tình, ủng hộ và phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần nghiên cứu thành lập hiệp hội ngành hàng tôm ở ĐBSCL với sự tham gia của 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) để có thể hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, cùng nhau phát triển.

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm năm 2022 tăng trưởng 14% so với năm 2021, thiết lập mốc kỷ lục mới về giá trị kim ngạch 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm tăng trưởng là nhờ sự tăng đột phá vào nửa đầu năm, trong khi đó vào cuối năm thì liên tục suy giảm.

Tăng mạnh nửa đầu năm, giảm sâu nửa cuối năm

Trong năm 2022, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 3,23 tỷ USD, chiếm 75% trong tổng giá trị kim ngạch của ngành hàng tôm; xuất khẩu tôm sú đạt 559 triệu USD, chiếm 13%; còn lại là các loại tôm khác như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm nước ngọt…

Nhìn lại cả năm, cho thấy xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm đạt tới 2,3 tỉ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Phân tích những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu tôm tăng cao trong nửa đầu năm, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký VASEP cho hay, do lạm phát ở các nước EU và Hoa Kỳ, nguồn cung nhiều loại thực phẩm giảm, đã đẩy giá tôm tiêu thụ ở các khu vực này tăng cao. Tại Việt Nam, giá tôm nguyên liệu cũng tăng cao đã đẩy giá xuất khẩu tăng lên. Mặt khác, chi phí cước tàu tăng đã góp phần “ảo” tăng thêm khoảng 10% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, từ quý 3 trở đi, xuất khẩu tôm đã chững lại và giảm dần tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và giảm dần so với những tháng liền kề trước đó. Đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu tôm đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bà Kim Thu, Chuyên gia phân tích thị trường Tôm của VASEP, cho biết tình hình lạm phát tại Hoa Kỳ, EU ngày một tăng. Giá đồng EUR, đồng Bảng, đồng Yên xuống thấp đã làm giảm sức mua hàng hóa nói chung, với mặt hàng tôm nói riêng. Đồng USD có giá nhưng tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ. Do vậy, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm mạnh, xuất khẩu tôm sang EU trầm lắng. Trong bối cảnh trên, tình hình nuôi tôm trong nước không khả quan khiến giá tôm thương phẩm khá cao, càng thêm bất lợi cho doanh nghiệp chế biến.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta – một trong những đơn vị hàng đầu về xuất khẩu tôm, cá tra, cho hay, một số đơn hàng bị đối tác hoãn thời gian giao hàng, hay nghiêm trọng hơn là hủy do chưa rõ thị trường trong thời gian tới ra sao. Lý do đơn hàng bị hủy là do lạm phát thế giới tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, những mặt hàng giá trị cao không được ưu tiên lựa chọn. Mặt khác, tình hình cạnh tranh với các đối thủ ngày càng gay gắt khiến việc tiêu thụ ở thị trường lớn khó khăn, dẫn tới tồn kho xảy ra, từ đó nhà mua hàng chia sẻ rủi ro với nhà cung ứng.

Tương tự, ông Lê Bảo Toàn, Giám đốc tài chính của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú (Hậu Giang), cũng cho hay, một vài tháng gần đây, lượng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đi châu Âu, Mỹ giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Lượng đơn hàng đang rất thấp, nếu không muốn nói là quá ít so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, ông Toàn phàn nàn lãi suất cho vay tăng cao khiến chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng theo, kéo giảm sức cạnh tranh. Trước tình hình trên, lãnh đạo Minh Phú đang chỉ đạo sát sao về sản xuất bám chặt vào đơn hàng, tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong khi xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ và EU giảm, thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khoảng cách địa lý gần từ các thị trường châu Á, châu Úc, nên xuất khẩu sang các thị trường này có phần sôi động hơn. Nhờ vậy, xuất khẩu tôm sang các thị trường gần vẫn giữ được tăng trưởng khả quan, trong đó sang Trung Quốc tăng 62%, sang Australia tăng 50%, sang Canada tăng 38%, sang Hàn Quốc tăng 31%. Do tăng trưởng rất mạnh, đã khiến Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm. Lũy kế cả năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 658 triệu USD, vẫn đứng thứ 2 sau thị trường Hoa Kỳ. Sản lượng tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên tôm ở một số khu vực sản xuất tôm chính, khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm.

“Tam mã” chạy đua, tôm Việt yếu thế

Trên thế giới hiện nay có 6 nước nuôi tôm có sản lượng cao là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, theo ông Hồ Quốc Lực, xuất khẩu tôm trên thế giới hiện nay là “cuộc đua tam mã” giữa 3 quốc gia: Việt Nam, Ecuador và Ấn Độ. Sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nước này.

Với Indonesia và Thái Lan, lượng tôm xuất khẩu còn rất thấp so với “tam mã” nêu trên. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn 1 USD so với giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ và cao hơn 2,5-3 USD so với giá tôm xuất khẩu của Ecuador. Do vậy, tôm Việt Nam đang bị 2 đối thủ cạnh tranh lấy đi thị phần tại Hoa Kỳ. Tôm Việt chỉ thâm nhập được dòng sản phẩm cao cấp vào thị trường Hoa Kỳ, do Ecuador chưa đảm bảo được trình độ chế biến.

“Tuy nhiên, không xa thôi nếu không có giải pháp khắc phục điểm yếu của mình thì tôm Việt ở thị trường Mỹ sẽ thất thế. Cách đây 4 năm, sản lượng tôm xuất khẩu của Ecuador thấp hơn nhiều so với tôm Việt, nhưng nay họ đã chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế giới”, TS. Hồ Quốc Lực cảnh báo.

TS. Hồ Quốc Lực cho hay từ ba năm về trước các doanh nghiệp tôm Việt có nhập tôm sơ chế từ Ecuador và Ấn Độ về để chế biến lại xuất khẩu, nhằm tạo việc làm cho người lao động khi tôm trong nước hết vụ. Sau này, quy định ở các hiệp định thương mại, các doanh nghiệp nước ta không còn nhập khẩu tôm nguyên liệu về chế biến xuất khẩu nữa. Dẫn đến Trung Quốc một mình một chợ thao túng tôm vỏ bỏ đầu từ hai nước vừa nêu. Trung Quốc nhập khẩu, tái chế phục vụ nhu cầu trong nước thoải mái mua bán hàng năm và họ là bạn hàng lớn nhất tôm hai nước đang nhắc tới.

Theo TS. Hồ Quốc Lực, từ 3-4 năm gần đây, Ecuador đã làm cách mạng cho ngành tôm của họ. Trước tiên là việc nghiên cứu con giống, họ đã thành công. Họ có chính sách thu nhận lao động từ các nước láng giềng để bù đắp thiếu hụt lao động phục vụ chế biến. Trong lĩnh vực này, họ có thể chậm chân hơn Ấn Độ 4-5 năm, nhưng họ cũng đang tiến trình chuyển biến mạnh từ chế biến tôm nguyên con, tôm bỏ đầu cấp đông block sang chế biến tôm cấp đông rời từng con dạng bóc vỏ chừa đốt đuôi (raw PTO). Họ đề ra chiến lược thị trường mới, không lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và nâng sản lượng tiêu thụ ở Hoa Kỳ qua tiêu thụ tôm chế biến. Họ có lợi thế to lớn là gần thị trường, chi phí vận chuyển rẻ hơn cả 1 USD mỗi kg, nên tôm Ecuador nhanh chóng vào Hoa Kỳ các năm gần đây và nhanh chóng đạt thị phần khoảng 20% ở đây.

Từ 2015, ngành tôm Ấn Độ đề ra mục tiêu đưa sản lượng tôm lên 1 triệu tấn vào năm 2020 và nỗ lực cải thiện trình độ chế biến. Chương trình này thành công, tuy bị Covid-19 tác động khá nặng nhưng nay họ đã đạt suýt soát triệu tấn tôm/năm. Họ đã cải thiện chế biến từ tôm vỏ bỏ đầu cấp đông block sang raw PTO. Sản phẩm này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ, có năm tôm Ấn Độ đạt hơn 40% tổng tôm nhập khẩu ở đây.

Hiện nay, các nước Ecuador và Ấn Độ đã vượt qua Việt Nam về khâu nuôi tôm và hạ giá thành tôm nuôi. Tuy nhiên, về chế biến tôm, thì hai đối thủ trên vẫn còn đi sau Việt Nam. Trình độ chế biến và chủng loại sản phẩm của Việt Nam là cao nhất. Ấn Độ mới cải thiện trong 5-7 năm gần đây. Ecuador chú trọng lĩnh vực này chậm hơn, chỉ rõ nét trong vòng 2-3 năm gần đây. Do vậy, giá tôm tiêu thụ trung bình của Việt Nam là cao nhất và Ecuador là thấp nhất.

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, Hoa Kỳ và EU vẫn được xác định là 2 thị trường lớn của con tôm Việt Nam, nhất là ở phân khúc thị trường cao cấp. Một doanh nghiệp cho biết: “Nói gì thì nói, ở phân khúc sản phẩm cao cấp của 2 thị trường này chúng ta vẫn có nhiều lợi thế hơn các đối thủ Ecuador và Ấn Ðộ cho dù có chịu ít nhiều tác động đến từ tôm cấp thấp giá rẻ của họ”.

“Nhưng những gì đã và đang diễn ra ở hai nước nói trên cho thấy họ quyết tâm đạt đỉnh cao trong lĩnh vực chế biến nhanh nhất. Điều đó có thể thành thực tế trong vòng 5 năm tới. Đây cũng là thời gian để ngành tôm Việt đề ra sách lược đối phó, chiến lược nâng tầm cho mình”, TS. Hồ Quốc Lực nhận định.

Để không bị các đối thủ Ecuador và Ấn Ðộ qua mặt, ông Hồ Quốc Lực cho rằng, ngành tôm Việt Nam cần phải thực thi nhiều sách lược để tăng năng suất tôm nuôi, nhằm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh quốc tế. Cụ thể, phải thúc đẩy công tác giống để có tôm bố mẹ chống chịu bệnh, mau lớn. Nhà nước cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn cơ sở kinh doanh tôm giống. Đồng thời, cần nỗ lực từng bước đầu tư thủy lợi vùng nuôi tôm trọng điểm, kịp thời tổng kết mô hình nuôi, quy trình nuôi từng khu vực. Phải coi trọng công tác dự báo, quan trắc để giảm rủi ro nuôi với thiên tai, dịch bệnh, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm. Mặt khác, phải nâng tỷ lệ ao nuôi đạt chuẩn ASC để có nền tảng nâng tầm tôm Việt.

Trung Quốc – điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2023

Dự kiến đầu năm 2023, Trung Quốc sẽ mở cửa hoàn toàn sau một thời gian dài phong tỏa từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh thị trường đặc biệt khó khăn cho cuối năm 2022 đầu năm 2023, Trung Quốc sẽ là một điểm đến tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Thứ nhất là vị trí địa lý thuận lợi, gần giúp các chi phí về logistics, rủi ro sẽ không bị chi phối nhiều như xuất sang các thị trường khác như Mỹ, EU.

Thứ hai là về yếu tố kinh tế. Khi Trung Quốc mở cửa thị trường chắc chắn sẽ bùng nổ mạnh mẽ về kinh tế cũng như nhu cầu. Nhu cầu bùng nổ đó sẽ không thể đáp ứng kịp bằng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước của Trung Quốc sau một thời gian dài quốc gia này áp dụng những chính sách hạn chế do dịch Covid-19. Do vậy, có thể dự báo chắc chắn việc xuất khẩu ngành hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2023 sẽ là rất mạnh mẽ.

Bà Lê Hà, Giám đốc truyền thông VASEP