Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế nước ta. Với những đổi mới về cách thức tổ chức, mô hình, dịch vụ, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những địa điểm và hoạt động du lịch thú vị, tiếp tục được du khách quốc tế coi là một trong các điểm đến hàng đầu.
Nền kinh tế Úc có mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển
Nền kinh tế của Úc là: lớn thứ 14 thế giới, xếp hạng AAA với triển vọng ổn định bởi cả ba cơ quan xếp hạng toàn cầu, dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình hàng năm là 2,7% trong 5 năm tới mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn, được đặc trưng bởi các ngành dịch vụ và công nghệ đa dạng và nợ chính phủ thấp.
Úc đã tiếp tục đạt được hiệu quả kinh tế mạnh mẽ so với các nền kinh tế phát triển khác trong khi điều chỉnh để kết thúc thời kỳ bùng nổ khai thác mỏ của những năm 2000. Úc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình hàng năm là 2,7% từ năm 2019 đến năm 2023 – mức cao nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn và tăng từ tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% trong giai đoạn 2014-2018.
Úc được đánh giá là một trong những nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp nhất và có một trong những môi trường pháp lý mạnh mẽ nhất thế giới. Quốc gia này được xếp hạng cao về vốn xã hội, sự lành mạnh của các ngân hàng, chính sách của ngân hàng trung ương và khả năng phục hồi của nền kinh tế đối với các chu kỳ kinh tế. Úc cũng nằm trong top 10 thế giới về luật kinh doanh (mức độ phức tạp của thuế quan, cơ hội bình đẳng và hiệu quả của quy trình thông quan), độc lập tư pháp và pháp quyền.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị có nhiều thông tin hữu ích về nền kinh tế Úc. Lựa chọn điểm đến định cư và kinh doanh ở Úc chắc chắn sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội mở rộng và phát triển thị trường của mình. Trung tâm tư vấn di trú nước ngoài NewOcean IMMI với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú và định cư Úc sẽ giúp quý nhà đầu tư tạo mở doanh nghiệp và hỗ trợ kinh doanh trên thị trường đầy tiềm năng này.
Nhiều lĩnh vực sản xuất phục hồi và khởi sắc sau đại dịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành nhựa mở rộng kinh doanh, kết nối thêm bạn hàng. Theo các doanh nghiệp, triển vọng cho ngành nhựa đang rất thuận lợi nhờ việc Việt Nam ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội của FTA.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dẫu bị tác động tiêu cực của Covid-19, nhưng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn đạt 4,93 tỷ USD, tăng 34,9% so với năm 2020. Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đều tăng đơn đặt hàng nhập khẩu từ các nhà cung ứng Việt Nam. Trong đó, Mỹ nhập khẩu sản phẩm nhựa từ Việt Nam trị giá gần 1,85 tỷ USD, tăng 68,6%, chiếm 37,47% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa.
Khác với thị trường nhập khẩu, thị trường xuất khẩu nhựa của Việt Nam đa dạng hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào khu vực Đông Á như thị trường nhập khẩu. Cụ thể, hiện tại các sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có mặt tại gần 150 nước, trong đó nhiều nhất là EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Nhựa Việt Nam vẫn đang tiếp tục chinh phục nhiều thị trường mới, và bứt phá ở các thị trường truyền thống.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 58,9% so với năm 2019, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sang thị trường này đạt 672,9 triệu USD, giảm 7,3% so với năm 2019, chiếm khoảng 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 4,9 tỷ USD, tăng 34,9% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 3,32 tỷ USD, tăng 37,8% so với năm trước và chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của cả nước. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa gồm: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng có mức tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,85 tỷ USD, tăng 68,6%, chiếm 37,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 696,9 triệu USD, tăng 3,55% và chiếm tỷ trọng 14,13%, tiếp theo là khu vực ASEAN đạt 575,8 triệu USD, tăng 23,3%, thị trường EU đạt 557,7 triệu USD, tăng 21,7%.
Trong năm 2021, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh, một số mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người dân nước này trong xây dựng, sửa sang trang trí nhà cửa như tấm sàn nhựa, ván sàn nhựa, rèm treo cửa, linh kiện lắp đồ đạc trong nhà, xe cộ…
Xuất khẩu sản phẩm túi nhựa công nghệ xanh tới thị trường EU đạt kim ngạch cao và tăng trưởng mạnh. EU là thị trường đi đầu trong việc cấm hoặc hạn chế sử dụng túi nhựa và các sản phẩm nhựa dùng một lần do ảnh hưởng tới môi trường nhưng xuất khẩu túi nhựa sang thị trường này vẫn tăng là do các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất các sản phẩm túi nhựa sinh học, tự phân hủy, đáp ứng được nhu cẩu bảo vệ môi trường của thị trường EU.
Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu có nhiều triển vọng sang thị trường EU trong thời gian tới là tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác; đồ dùng trong xây lắp; linh kiện lắp đặt trong nhà, xe cộ... phục vụ cho đời sống của người dân.
Năm 2021, xuất khẩu nguyên liệu nhựa đạt 2,26 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của khối doanh nghiệp FDI đạt 1,52 tỷ USD, tăng 72,4% so với năm trước và chiếm 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước.
Tính đến hết năm 2021, các thị trường chính xuất khẩu nguyên liệu nhựa của nước ta gồm: ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, EU với tổng kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường lớn này chiếm khoảng 57% tổng xuất khẩu mặt hàng này. Trong đó, xuất khẩu sang một số khu vực thị trường FTA như: CPTPP (10 thị trường) đạt 192,95 triệu USD, tăng 72,57% so với năm 2020; EVFTA (thị trường EU) đạt 77,15 triệu USD, tăng 158,04%; ATIGA (thị trường ASEAN) đạt 513,23 triệu USD, tăng 61,94% và xuất sang một số thị trường khác như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc đạt tổng giá trị 817,57 triệu USD.
Việc phụ thuộc nguyên liệu nhựa nhập khẩu đã và đang làm tăng chi phí đầu vào theo giá nguyên liệu nhập khẩu và tăng rủi ro tỷ giá, giảm sự chủ động, sức cạnh tranh và khó tận dụng được ưu đãi thuế quan, bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa.
Túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa và đổ dùng trong xây lắp là 3 sản phẩm nhựa xuất khẩu lớn nhất do các sản phẩm nhựa này xuất khẩu tăng mạnh đến thị trường Mỹ do nhu cầu của thị trường này tăng mạnh ở một số sản phẩm nhựa dùng cho xây dựng và trang trí nhà cửa như sàn nhựa, rèm cửa, màn sáo, tấm trải sàn...
Giá nguyên liệu hạt nhựa cũng đã tăng mạnh theo giá dầu của thế giới khiến cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tại thị trường Trung Quốc, các biện pháp Covid-19 nghiêm ngặt hơn theo chính sách Zero-Covid của thị trường này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu nội địa mà còn ảnh hưởng đến giao thông vận tải và hoạt động cảng. Điều này đã khiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam sang thị trường này trở nên khó khăn hơn và không xác định được thời gian giao hàng.
Dự kiến, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu một số mặt hàng túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa ở các thị trường ở mức cao. Ngoài ra, một số sản phẩm nhựa như sàn nhựa, rèm của nhựa, tấm trải sàn nhựa xuất khẩu ngày càng tăng trưởng mạnh sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Nhật Bản hàng năm khoảng trên 10 tỷ USD. Do đó, đây cũng sẽ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tiềm năng của Việt Nam cần hướng tới.
Việt Nam nhập khẩu nhựa chủ yếu từ các nước ở khu vực Đông Á là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là các đối tác thương mại truyền thống của Việt Nam, có vị trí địa lý gần Việt Nam và đã có một hoặc nhiều FTA với chúng ta.
Đối với các nguyên liệu nhựa, mặc dù thị trường nhập khẩu tương đối đa dạng với trên 30 nước, nhưng trọng điểm vẫn là khu vực ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia) (18%) và Hàn Quốc (18%), Trung Quốc (14%).
Đối với sản phẩm nhựa (thành phẩm và bán thành phẩm), thị trường nhập khẩu chính cũng từ các đối tác Trung Quốc (41%), Hàn Quốc (27%), Nhật Bản (12%). Tính chung ba thị trường này chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa đạt 11,69 tỷ USD, tăng 39,16% so với năm 2020. Trong đó nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 6,45 tỷ USD, tăng 50,2% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 55,19% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Các thị trường chính mà nước ta nhập khẩu nguyên liệu nhựa gồm có: Trung Quốc đạt 2,34 tỷ USD, tăng 72,9%, chiếm tỷ trọng 20,0%; Hàn Quốc đạt 2,34 tỷ USD, tăng 51,2%, chiếm tỷ trọng 20,0%; nhập khẩu từ các nước ASEAN đạt 1,89 tỷ USD, tăng 37,9%, chiếm tỷ trọng 16,2%; Đài Loan đạt 1,55 tỷ USD, tăng 39,7%, chiếm tỷ trọng 13,3%...
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa đạt 7,96 tỷ USD, tăng 9,43% so với năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp FDI nhập khẩu 6,17 tỷ USD, tăng 14,97% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 77,49% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa cả nước.
Các thị trường chính mà nước ta nhập khẩu sản phẩm nhựa gồm có: Trung Quốc đạt 4,06 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 50,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này; Hàn Quốc đạt 1,65 tỷ USD, giảm 6,8%; Nhật Bản đạt 823,4 triệu USD, tăng 2,4%, chiếm tỷ trọng 10,3%.
2. Xu hướng phát triển ngành nhựa
Sau nhiều biến động của thị trường thế giới (do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do nhiều nước lớn bắt đầu các kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu …..), Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến ổn định và thuận lợi cho những nhà đầu tư. Theo đó, ngành nhựa Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển từ các xu hướng phát triển như:
+ Đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa Việt Nam có xu hướng gia tăng giúp giảm chi phí đầu vào cho ngành nhựa
Sau nhiều biến động của thị trường thế giới (do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do nhiều nước lớn bắt đầu các kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu …..), Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến ổn định và thuận lợi có thể bổ sung cho Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của một số lĩnh vực trong đó có nhựa.
Hơn nữa, việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA). Ngành nhựa cũng không nằm ngoài cơ hội này.
Thêm vào đó, ngành nhựa của Việt Nam có nhiều tiềm năng, đầu tư nước ngoài trong ngành này trong những năm qua cũng chưa nhiều, dư địa cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn.
Theo xu hướng này thì ngành nhựa Việt Nam có thể sẽ phát triển sôi động và cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Với tiềm lực về tài chính và công nghệ của khối ngoại có thể sẽ giúp giải quyết một phần bài toán về thiếu hụt nguyên liệu và máy móc dây chuyền sản xuất trong nước, từ đó giảm chi phí đầu vào cho ngành nhựa.
+ Nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao được dự kiến gia tăng
Ngành nhựa phụ thuộc rất lớn vào các ngành khác mà nhựa là một trong những nguyên liệu đầu vào như ngành điện tử, viễn thông, xe đạp - xe máy,…. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm này ngày càng tinh vi và hiện đại, đòi hỏi nhựa nguyên liệu sử dụng cũng phải có chất lượng tương ứng. Vì vậy, nhu cầu đối với nhựa kỹ thuật cao được dự kiến sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó, một mặt nhiều doanh nghiệp nhựa trong nước cũng đã bắt đầu đầu tư lớn cho công nghệ để cho ra nhiều sản phẩm nhựa chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu. Mặt khác khối FDI đang từng bước thâm nhập thị trường nhựa Việt Nam với tiềm lực vốn, công nghệ và quản lý hiện đại giúp nâng cao năng lực và kỹ thuật của ngành nhựa Việt Nam. Vì thế, khi nhu cầu gia tăng và nguồn cung bắt đầu đáp ứng được thì thị trường nhựa kỹ thuật cao sẽ có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.
+ Các sản phẩm nhựa chất lượng cao, tái chế, thân thiện môi trường sẽ ngày càng được ưa chuộng
Đối với các sản phẩm nhựa tiêu dùng cuối cùng, do tình hình kinh tế thế giới khó khăn sau đại dịch COVID-19, các sản phẩm nhựa bình dân được dự đoán sẽ có nhu cầu cao hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn, với thu nhập ngày càng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị Việt Nam và tại các nước xuất khẩu phát triển, nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa chất lượng cao (nhẹ, bền, an toàn cao…) sẽ gia tăng, đặc biệt để thay thế các sản phẩm từ vật liệu truyền thống như sắt thép, thủy tinh….
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước phát triển, ngày càng được nâng cao, khiến họ chuyển hướng sang những sản phẩm nhựa thân thiện môi trường như nhựa tái chế, nhựa có thể phân hủy. Để các sản phẩm nhựa Việt Nam tiếp tục duy trì xuất khẩu đi các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật thì các doanh nghiệp nhựa cũng phải thay đổi để đáp ứng xu hướng này.
3. Triển vọng phát triển trong hội nhập
Trong giai đoạn 2010-2020, tăng trưởng của ngành nhựa luôn đạt 16-18%/năm. Trong thời gian tới, ngành nhựa vẫn được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng cao vì những lý do sau:
- Ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử,…), vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…). Do đó, khi các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên.
- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trên 6% trong 10 năm trở lại đây. Các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, xây dựng…đều tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm nói chung và đặc biệt là sản phẩm nhựa – sản phẩm có vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế – tăng mạnh. Trong thời gian tới, dự kiến tiêu dùng, xuất khẩu và xây dựng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, khiến cho nhu cầu các sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, xây dựng được dự kiến tăng tương ứng.
- Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, giúp tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm nhựa của Việt Nam.
- Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các thị trường này
- Việt Nam cũng từng bước cải thiện năng lực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, một phần giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực hơn để tham gia vào ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Ngành công nghiệp tái chế nhựa đang được khuyến khích đẩy mạnh với rất nhiều doanh nghiệp tham gia, dù chưa có con số thống kê chính xác về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhựa tái chế, tuy nhiên, ước tính trong tương lai gần, lĩnh vực nhựa tái chế có thể đáp ứng khoảng 20-30% nguồn nguyên liệu sản xuất cho ngành nhựa.
Với sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI, với thị trường xuất khẩu rộng mở, triển vọng cho sản phẩm nhựa và nguyên liệu nhựa sẽ sớm cán mốc 10 tỷ USD trong thời gian tới./.
Phòng Thông tin Thư viên và Xúc tiến Thương mại - VIOIT